Giải cứu rắn hổ mang chúa 3,6 mét mắc kẹt trên cột điện

Thấy chó sủa inh ỏi dưới cột điện, người dân địa phương chạy ra kiểm tra thì phát hiện con rắn hổ mang chúa đang phồng mang trợn mắt trên cột điện.

Giai cuu ran ho mang chua 3,6 met mac ket tren cot dien
Rắn hổ mang chúa mắc kẹt trên cột điện ở Thái Lan hôm 11/1. Nguồn: Newsflare 
Theo Newsflare, con rắn hổ mang chúa được cho là đã "chống trả" quyết liệt với những con chó hoang trước khi trèo lên cột điện để lẩn trốn hôm 11/1 tại tỉnh Chanthaburi, Thái Lan.
Người dân địa phương phát hiện con rắn độc dài 3,6 mét đang tỏ ra kích động khi phùng mang trợn mắt với những con chó sủa ầm ĩ bên dưới. Họ quyết định gọi lực lượng cứu hộ động vật tới "giải cứu" con rắn.
Khi đến nơi, nhóm cứu hộ động vật dùng móc câu để đưa con rắn xuống nhưng không dễ để khuất phục nó. Con rắn hổ mang chúa trườn sang một cái cây bên cạnh cột điện, nhằm tìm được thoát thân. Sau gần một giờ, con rắn độc bị khuất phục và được đựng trong một thùng nhựa.
Saree Tongtanong, một người dân địa phương, nói: "Lũ chó không ngừng sủa bên ngoài. Tôi và mọi người nhìn lên thì thấy một con rắn hổ mang chúa đang bò lên từ cột điện. Tôi nghĩ nó đang cố trốn lũ chó".
Đội cứu hộ sau đó thả con rắn hổ mang chúa về môi trường tự nhiên, cách xa ngôi làng.

Bị đánh, rắn hổ mang giả vờ chết để trả thù

Khi anh Lý vừa bước tới gần, con rắn hổ mang giả vờ chết lập tức xoay người, lao đến cắn vào bàn chân phải của anh Lý, khiến anh trúng độc.

Sự việc hy hữu xảy ra ở quận Nam Hải, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vài ngày trước, vào khoảng chiều tối, cảnh sát quận Nam Hải nhận được điện thoại của người dân, thông báo có một người đàn ông bị rắn hổ mang cắn, xin được giúp đỡ đưa đi cấp cứu.

Nhận được tin báo, cảnh sát quận Hải Nam lập tức cử người đến hiện trường đồng thời thông báo cho bệnh viện gần đó bố trí xe cứu thương đến hỗ trợ. Khi đến nơi, cảnh sát phát hiện bàn chân của nạn nhân họ Lý đã sưng tấy, anh Lý cũng khó thở, dần mất đi ý thức, tình hình nguy kịch.

Video: 5 chú chó kịch chiến rắn hổ mang bảo vệ chủ và cái kết

Sau màn kịch chiến với con rắn hổ mang, bốn trong số 5 con chó nhà đã chết. Trong khi đó, con rắn độc cũng đã nằm chết trên nền đất với những vết thương khủng khiếp.

 
Sự việc xảy ra tại bang Bihar, Ấn Độ và đã được camera giám sát tại nhà bác sĩ Poonam Moses.

Giải cứu rắn hổ mang chúa hai đầu quý hiếm

Theo các chuyên gia, tỷ lệ sống sót của loại rắn hổ mang hai đầu là rất thấp.

Giai cuu ran ho mang chua hai dau quy hiem

Ảnh minh họa.

Hạt kiểm lâm Kalsi ở Dehradun của Uttarakhand đã giải cứu một con rắn hai đầu từ khu vực Vikas Nagar.

Được biết, đây là con rắn hổ mang hai đầu quý hiếm đã được tìm thấy trong phân khu rừng Kalsi của Dehradun ở Uttarakhand.

Trước đó, cơ quan kiểm lâm đã nhận được cuộc gọi cứu hộ thông báo về sự xuất hiện của một con rắn hổ mang nhỏ trong khuôn viên đơn vị công nghiệp ở khu vực Vikas Nagar.

Adil Mirza, người đã cứu rắn trong 15 năm qua và hiện đang làm việc với bộ phận lâm nghiệp, đã được cử đi giải cứu con rắn hổ mang hai đầu. Khi đến địa điểm này, anh phát hiện ra con rắn đó là rắn hổ mang chúa hai đầu.

"Trong 15 năm làm nghề bắt rắn, tôi chưa bao giờ bắt gặp loài rắn nào như vậy. Đó là một loài rắn rất hiếm", anh Adil Mirza nói.

Con rắn hổ mang dài khoảng hơn 1 mét đã được gửi đến một trung tâm cứu hộ tại vườn thú Dehradun, nơi các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra nó.

BB Martolia, DFO Kalsi, cho biết: Sau khi các bác sĩ kiểm tra, họ sẽ quyết định thả con rắn ra hay giữ nó để nghiên cứu.

Theo các chuyên gia, sự lớn lên của hai đầu ở con rắn là do một bất thường về gen. Tỷ lệ sống sót của những con rắn như vậy là rất thấp.

Vào tháng 8 năm ngoái, một con rắn hổ mang hai đầu hiếm gặp đã được giải cứu ở Kalyan của Maharashtra. Russell's viper là một trong những loài rắn độc nhất ở Ấn Độ.

Vào tháng 12/2019, một con rắn hai đầu khác cũng được tìm thấy ở làng Ekarukhi thuộc dãy rừng Belda ở Tây Bengal.

"Đây hoàn toàn là một vấn đề sinh học như con người có thể có hai đầu hoặc hai ngón tay cái, tương tự như loài rắn này có hai đầu. Điều này không liên quan đến niềm tin thần thoại hay tâm linh.

Tuổi thọ của những con vật như vậy tăng lên khi chúng được nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận. Tuổi thọ của loài rắn hai đầu này cũng có thể tăng lên nếu nó được bảo tồn”, Herpetani Kaustav Chakraborty chia sẻ.