Giải cứu rắn hổ mang chúa hai đầu quý hiếm

Theo các chuyên gia, tỷ lệ sống sót của loại rắn hổ mang hai đầu là rất thấp.

Giai cuu ran ho mang chua hai dau quy hiem

Ảnh minh họa.

Hạt kiểm lâm Kalsi ở Dehradun của Uttarakhand đã giải cứu một con rắn hai đầu từ khu vực Vikas Nagar.

Được biết, đây là con rắn hổ mang hai đầu quý hiếm đã được tìm thấy trong phân khu rừng Kalsi của Dehradun ở Uttarakhand.

Trước đó, cơ quan kiểm lâm đã nhận được cuộc gọi cứu hộ thông báo về sự xuất hiện của một con rắn hổ mang nhỏ trong khuôn viên đơn vị công nghiệp ở khu vực Vikas Nagar.

Adil Mirza, người đã cứu rắn trong 15 năm qua và hiện đang làm việc với bộ phận lâm nghiệp, đã được cử đi giải cứu con rắn hổ mang hai đầu. Khi đến địa điểm này, anh phát hiện ra con rắn đó là rắn hổ mang chúa hai đầu.

"Trong 15 năm làm nghề bắt rắn, tôi chưa bao giờ bắt gặp loài rắn nào như vậy. Đó là một loài rắn rất hiếm", anh Adil Mirza nói.

Con rắn hổ mang dài khoảng hơn 1 mét đã được gửi đến một trung tâm cứu hộ tại vườn thú Dehradun, nơi các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra nó.

BB Martolia, DFO Kalsi, cho biết: Sau khi các bác sĩ kiểm tra, họ sẽ quyết định thả con rắn ra hay giữ nó để nghiên cứu.

Theo các chuyên gia, sự lớn lên của hai đầu ở con rắn là do một bất thường về gen. Tỷ lệ sống sót của những con rắn như vậy là rất thấp.

Vào tháng 8 năm ngoái, một con rắn hổ mang hai đầu hiếm gặp đã được giải cứu ở Kalyan của Maharashtra. Russell's viper là một trong những loài rắn độc nhất ở Ấn Độ.

Vào tháng 12/2019, một con rắn hai đầu khác cũng được tìm thấy ở làng Ekarukhi thuộc dãy rừng Belda ở Tây Bengal.

"Đây hoàn toàn là một vấn đề sinh học như con người có thể có hai đầu hoặc hai ngón tay cái, tương tự như loài rắn này có hai đầu. Điều này không liên quan đến niềm tin thần thoại hay tâm linh.

Tuổi thọ của những con vật như vậy tăng lên khi chúng được nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận. Tuổi thọ của loài rắn hai đầu này cũng có thể tăng lên nếu nó được bảo tồn”, Herpetani Kaustav Chakraborty chia sẻ.  

Đem rắn hổ mang quấn tay khoe khoang, thanh niên chết thảm khi...

(Kiến Thức) -  Nhìn thấy rắn hổ mang, người đàn ông không chạy trốn, tránh xa, ngược lại còn đến gần, đem rắn hổ mang quấn lên tay phải để quay video, chứng minh sự dũng cảm của mình.

Rắn hổ mang sở hữu nọc độc trí mạng, nạn nhân bị cắn có thể bị tê liệt thần kinh, dẫn đến cái chết đau đớn. Mới đây, một người đàn ông trung niên ở Trung Quốc đã phải trả giá cực đắt, bằng tính mạng của chính mình khi trêu đùa với rắn hổ mang.
Theo thông tin đăng tải, người đàn ông này quay lại video để khoe khoang trên mạng xã hội.
Dem ran ho mang quan tay khoe khoang, thanh nien chet tham khi...
 
Trong đoạn video, người này nhìn thấy rắn hổ mang nhưng không chạy trốn, tránh xa, ngược lại còn đến gần, đem rắn hổ mang quấn lên tay phải để quay video, chứng minh sự dũng cảm của mình.

Mời quý vị xem video: Những loài rắn độc đáng sợ nhất thế giới

Nào ngờ, do không có kỹ thuật, kinh nghiệm, người đàn ông làm con rắn tức giận, phình mang, mổ thẳng vào cánh tay. Sợ hãi, anh giật con rắn ra khỏi tay vứt đi, thế nhưng trước khi bị vứt đi, con rắn hổ mang đã kịp tiêm nọc độc vào cơ thể người đàn ông thông qua vết cắn trí mạng.

Ngay sau khi bị rắn hổ mang cắn, người đàn ông được đưa đến bệnh viện, vết thương lúc này đã tím bầm, chuyển đen.
Đáng tiếc, vị trí cắn quá gần tim, vì vậy, mặc dù được các nhân viên y tế tận tình cứu chữa, anh vẫn không qua khỏi, cuối cùng bỏ mạng chỉ vì liều lĩnh.

Video: Bị rắn hổ mang phun nọc tấn công, người phụ nữ hoảng sợ

Thấy tiếng chó sủa, người phụ nữ đi ra xem xét tình hình thì bất ngờ bị con rắn hổ mang rướn người rồi phun nọc tấn công.

Sự việc xảy ra tại một nhà dân ở tỉnh Ang Thong, miền Trung Thái Lan.

Đang ngủ thấy nhột chân, bật dậy thấy rắn hổ mang chui vào chăn

Thấy chàng trai ngủ say sưa, con rắn hổ mang lặng lẽ tiếp cận và chui vào chăn, vài phút sau đó, khi bị hất khỏi chăn, con rắn lao đến tấn công và phun nọc.

Sự việc hy hữu xảy ra ở Banswara, Rajasthan, miền Bắc Ấn Độ. Thời điểm đó, anh Jai Upadhyay đang nằm ngủ say sưa trên một chiếc chiếu sọc ở đền Mandareshwar, một ngôi đền thời thần Shiva.