Giá xăng hôm nay 7/7: Trên đà tăng trưởng?

Giá xăng hôm nay 7/7 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 7/7 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu 6/7

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 6/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 6h00 ngày 6/7/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

- 587 đồng/lít

21.428 đồng/lít

Xăng E5RON92

- 408 đồng/lít

20.470 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 5 đồng/lít

18.169 đồng/lít

Dầu hỏa

- 30 đồng/lít

17.926 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 36 đồng/kg

14.623 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 3/7/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 19 đợt điều chỉnh, trong đó có 9 đợt tăng, 7 đợt giảm và 3 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h29 ngày 6/7/2023 như sau:

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 11/2023

Tokyo

65.030

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 9/2023

ICE

76,65

(0,14)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 8/2023

Nymex

71,91

0,18

USD/thùng

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,18% lên 71,91 USD/thùng vào lúc 7h29 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 0,12% lên 76,65 USD/thùng.

Giá dầu thô Mỹ tăng gần 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (5/7), thu hẹp khoảng cách giá với dầu Brent vì phản ứng sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh đối với việc giảm nguồn cung của Arab Saudi và Nga.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,9% lên 71,79 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTi của Mỹ tăng 0,5% lên 76,65 USD sau khi tăng 1,6 USD vào phiên 4/7.

Cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất trong gần hai tuần trong phiên giao dịch ngày 5/7.

Theo giới phân tích, giá dầu tiếp tục đi lên do lo ngại nguồn cung thu hẹp.

Nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Saudi Arabia cho biết sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày sang tháng 8, đồng thời để ngỏ khả năng kéo dài việc cắt giảm sang những tháng sau đó.

Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố tình nguyện cắt giảm xuất khẩu dầu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8.

Bộ trưởng Năng lượng Algeria ngày 3/7 cho hay, nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu 20.000 thùng/ngày trong tháng 8 để hỗ trợ các nỗ lực của Saudi Arabia và Nga nhằm cân bằng và ổn định thị trường dầu mỏ.

Nếu được thực hiện đầy đủ, tổng sản lượng dầu cắt giảm của các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) trong tháng 8 sẽ lên tới hơn 5 triệu thùng/ngày, tương đương 5% sản lượng dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, ngay trước khi có thông báo cắt giảm sản lượng tự nguyện của Saudi Arabia, Nga và Algeria, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cho thấy, thị trường dầu mỏ có thể bị thiếu hụt nguồn cung khoảng 2 triệu thùng/ngày trong 2 quý cuối năm nay.

Chi hơn 9.600 tỷ đồng để bình ổn giá xăng dầu năm 2021

Trong quý cuối năm 2021, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phải chi ra gần 667 tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu quý IV/2021.

Theo số liệu của cơ quan quản lý, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu là gần 899 tỷ đồng, tăng 75 tỷ so với quý liền trước. Tuy nhiên, so với cuối năm 2020, số dư quỹ đến cuối năm 2021 đã giảm hơn 8.336 tỷ.

Diễn biến xấu trên thị trường xăng dầu thế giới, lộ bất ổn trong nước

Nếu không có diễn biến xấu trên thị trường xăng dầu thế giới trong khoảng 1 năm qua thì những bất ổn ở thị trường trong nước hẳn vẫn chưa lộ ra.

Phản ánh với báo chí, doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu cho hay họ bị ăn chặn chiết khấu một cách trắng trợn trong nhiều năm qua. Đầu mối, thương nhân phân phối được quyền quyết định việc chia hay không chia chiết khấu cho DN bán lẻ và chia với tỉ lệ bao nhiêu. Đã có chuyện DN bán lẻ bị cắt chiết khấu còn 0 đồng hoặc chỉ được nhận mức "có cũng như không" là 100-200 đồng/lít - bằng 1/10 chi phí hoạt động. Đến khi bị tố, thương nhân phân phối lập tức tăng chiết khấu lên gấp hơn 10 lần, dù thị trường không có biến động đáng kể.

Chưa hết, đại lý bán lẻ không được chia phần chi phí định mức và lợi nhuận định mức đã được tính vào giá xăng theo quy định là 1.350 đồng cho cả 3 khâu: đầu mối, thương nhân phân phối và bán lẻ. Thế nhưng, khi kinh doanh thua lỗ, khu vực bán lẻ vẫn phải duy trì hoạt động, không được đóng cửa hàng, nếu không sẽ bị phạt; còn đầu mối, thương nhân phân phối lại đứng ngoài những áp lực này.

Quản lý giá xăng dầu: Bộ Công Thương "trao quyền", Bộ Tài chính… từ chối

Trong khi đưa ra thảo Nghị định 95 về quản lý kinh doanh xăng dầu sửa đổi, bên cạnh đề xuất giải quyết bất cập thị trường, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đều bày tỏ sự “nhường nhau” toàn quyền quản lý xăng dầu.

Quan ly gia xang dau: Bo Cong Thuong
Chuyên gia kiến nghị, thị trường xăng dầu cần để các bộ chuyên ngành phối hợp quản lý

Tại dự thảo sửa đổi Nghị định 95, Bộ Công Thương đưa ra 3 phương án quản lý giá xăng dầu, trong đó, có một phương án bộ này đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính toàn quyền quản lý giá xăng dầu. Ngay khi đề xuất này được đưa ra, Bộ Tài chính lập tức lên tiếng đề nghị giao về Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí (gồm tính toán các khoản định mức trong giá cơ sở; điều hành và giám sát thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu). Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng thanh, kiểm tra theo đúng quy định.