Gia Cát Lượng vẫn đồng ý đi theo khi Lưu Bị không có gì trong tay

Vì sao Khổng Minh lại sẵn sàng đi theo vị quân chủ họ Lưu ấy ngay tại thời điểm mà ông đang sa sút nhất.

Sinh thời, Gia Cát Khổng Minh được nhận định là một trong những nhân tài có thể an định thiên hạ trong giai đoạn Tam Quốc phân tranh.
Thế nhưng điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc lại nằm ở chỗ, thay vì đầu quân cho những tập đoàn chính trị lớn mạnh khác, mưu sĩ kiệt xuất ấy lại quyết định đi theo Lưu Bị ở vào thời điểm mà ông đang tay trắng.
Vậy lý do nào đã khiến Gia Cát Lượng lựa chọn phò tá vị quân chủ ấy khi mà Lưu Bị vẫn còn đang bị xem như kẻ "ăn nhờ ở đậu" tại đất Kinh Châu?
Gia Cat Luong van dong y di theo khi Luu Bi khong co gi trong tay
 Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Chiêu mộ nhân tài khi tay trắng, Lưu Bị vẫn có được sự phò tá của Ngọa Long
Năm 207 sau Công nguyên, Lưu Bị khi ấy đang còn là Tả tướng quân Hán thất và nương nhờ tại Kinh Châu của Lưu Biểu. Bấy giờ, ông đã mang theo Quan Vũ cùng Trương Phi tới Long Trung tìm Gia Cát Lượng.
Trước đó, Lưu Bị từng có thời gian giữ chức Thử sử quản lý cả một châu, cũng là Tả tướng quân danh chính ngôn thuận của hoàng tộc nhà Hán.
Thế nhưng vào thời điểm tìm tới Gia Cát Lượng, ông chỉ là một người chẳng có mấy danh vọng, cũng không lập được công trạng gì lớn lao.
Thế nhưng khi đó, Lưu Huyền Đức lòng ôm chí lớn, chỉ tiếc rằng chưa có năng lực thực hiện lý tưởng, nên mới dốc lòng tìm tới Khổng Minh để chiêu mộ nhân tài.
Cảm động trước tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ chân thành của Lưu Bị, lại thêm hai người lý tưởng tương hợp, Gia Cát Lương năm đó ở Long Trung đã đề ra phương châm chiến lược là Đông hòa Tôn Ngô, Bắc kháng Tào Tháo.
Từ đó, ông cũng hoạch định cho vị quân chủ họ Lưu ấy đường hướng chiếm lấy Kinh Châu, Ích Châu, chia quân thành 2 đường để Bắc phạt, từ đó thống nhất thiên hạ.
Lưu Bị nghe xong liền vô cùng cao hứng, một mực mời Gia Cát Lượng gia nhập tập đoàn chính trị của mình.
Cuối cùng, Ngọa Long tiên sinh cũng quyết định rời khỏi Long Trung, từ đó dốc lòng phò tá cho cơ nghiệp của vị quân chủ họ Lưu ấy.
Trên thực tế, Lưu Bị lúc bấy giờ vẫn phải nương nhờ Lưu Biểu và bị xem như kẻ "ăn nhờ ở đậu" trên đất Kinh Châu. Dù vậy, việc Gia Cát Lượng vẫn chẳng hề nề hà những điều này mà một lòng đi theo phụng sự ông vốn xuất phát từ nguyên nhân dưới đây.
Lý do khiến Gia Cát Lượng thà đi theo Lưu Bị chịu khổ chứ cương quyết không chọn Tào Tháo
Theo quan điểm của Qulishi, lý tưởng của Gia Cát Lượng lúc sinh thời chính là: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Quỹ tích của cuộc đời ông cũng giống như bao hiền nhân thời cổ đại, một mực noi theo cái đạo của Nho học.
Sở dĩ Khổng Minh không lựa chọn đi theo Tào Tháo là bởi thế lực của vị quân chủ này không thể giúp ông "tu thân", "tề gia".
Thuở thiếu thời, Gia Cát Lượng vì muốn lánh đời mà rời đi từ Lang Gia, sau đó đến Long Trung làm nông, đọc sách.
Khi ấy, vùng đất Lang Gia vẫn còn lệ thuộc vào Từ Châu, mà khi tấn công Từ Châu, Tào Tháo từng tiến hành thảm sát cả tòa thành này.
Chính vì vậy, cho dù Tào Tháo có nắm trong tay Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu, có trở thành thế lực lớn mạnh nhất thì quan điểm của ông và Khổng Minh căn bản không thể hòa hợp.
Nếu phụng sự dưới quyền một vị quân chủ như vậy, Gia Cát Lượng căn bản không thể thực hiện lý tưởng "tu thân", "tề gia". Vì vậy nên ông mới bỏ qua cơ hội đầu quân cho tập đoàn chính trị Tào Ngụy.
Trong khi đó, việc đi theo phò tá Lưu Bị có thể đem tới cho Gia Cát Khổng Minh cơ hội hiện thực hóa những lý tưởng của mình.
Sau khi giúp quân chủ lấy được Ích Châu, Khổng Minh đã dùng thứ gọi là "nội Nho ngoại pháp" để cai quản đất Thục.
Nhờ chính sách khoan hậu, cách xử lý công chính, nghiêm minh nên tư tưởng và con người của ông được rất nhiều người yêu quý.
Không chỉ vậy, tập đoàn Thục Hán lúc đó lại được xem như trên có minh chủ, dưới có hiền thần, trên dưới đồng lòng, quan lại liêm chính… Đó chính là cái đạo trị quốc mà Gia Cát Lượng vẫn hằng theo đuổi.
Sau này, trong quá trình bình định Nam Trung, bắc phạt Tào Ngụy, Khổng Minh vẫn luôn muốn hoàn thành mục tiêu "bình thiên hạ", cũng đem việc khôi phục Hán thất làm mục tiêu xuất chinh.
Tuy rằng việc Bắc phạt thất bại là nỗi tiếc nuối lớn nhất trong cả cuộc đời ông, thế nhưng Gia Cát Khổng Minh đã dùng cả đời mình để chứng minh cho thế nhân thấy mục tiêu cao cả nhất mà ông theo đuổi vẫn gói gọn trong tư tưởng: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
Và để thực hiện lý tưởng này, việc ông tìm tới một vị quân chủ lấy nhân nghĩa làm đầu, lấy nhân đức làm trọng, lại một lòng mang theo lý tưởng phò tá hoàng tộc nhà Hán như Lưu Bị có thể xem là lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Bất ngờ lý do Võ Tắc Thiên ngậm gỗ trong miệng sau khi chết

Dưới thời phong kiến, tầng lớp quý tộc ở Trung Quốc thường ngậm ngọc, dạ minh châu trong miệng sau khi qua đời. Thế nhưng, Võ Tắc Thiên lại ngậm miếng gỗ trong miệng sau khi chết. Vì sao lại vậy?

Bat ngo ly do Vo Tac Thien ngam go trong mieng sau khi chet
 Võ Tắc Thiên là một trong những phụ nữ quyền lực nhất ở Trung Quốc thời phong kiến. Cuộc đời của nữ hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử nước này ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò.

Tháng 3 âm lịch, 3 con giáp bị tiểu nhân bủa vậy, cướp công đoạt tiền

Tài năng, sự giàu có của 3 con giáp nở rộ trong tháng 3 đã kéo theo tiểu nhân ghen tị, luôn tìm cách hãm hại, tranh đoạt mọi thứ. 

Thang 3 am lich, 3 con giap bi tieu nhan bua vay, cuop cong doat tien
 Theo dự đoán cho 12 con giáp, tuổi Mão bề ngoài khá nhẹ nhàng, hay chiều lòng mọi người, nên đôi khi gây cảm giác dễ bị bắt nạt. Vì vậy một số kẻ hay được dịp chèn ép con giáp này. Khi tuổi Mão càng lo lắng, càng thu hút tiểu nhân bắt nạt, lấn lướt họ. 

Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Bạch Mã

Cách nhau nhờ dải Hải Vân, nếu Bà Nà là một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thì Bạch Mã lại cuốn hút bởi cảnh sắc hoang sơ, kỳ vĩ.

Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông.
Với cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ, đến Bạch Mã du khách như được hòa mình với thiên nhiên.
Những cánh rừng keo lá tràm trông thật thơ mộng phía xa xa.
Những sườn núi rực rỡ sắc màu khi vào mùa cây Chò thay lá.
Trong nắng sớm Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay như thể chạm vào rồi bất giác vụt qua…
Tấm bia đá dựng năm 1932 đánh dấu hành trình xây dựng khu nghỉ dưỡng của người Pháp ở Bạch Mã.
Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những tên gọi diễm lệ như: Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú, Phong Lan…
Biệt thự cổ rêu phong thật kỳ bí, cuốn hút.
Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm của miền nhiệt đới trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, đầy ắp những con suối. Trong ảnh là lối dẫn vào "Con đường mòn Đá hát."
Con suối mùa khô nhưng phủ đầy rêu phong
Đi sâu vào rừng chỉ thấy le lói ánh Mặt Trời qua kẽ lá.
Bạch Mã sở hữu nhiều ngọn thác đẹp với những tên gọi mỹ miều như Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Thác Đỗ Quyên (ảnh) là ngọn thác đẹp nhất, cao nhất với bạt ngàn hoa Đỗ Quyên bên dòng thác trắng. Với độ cao chừng 300m, quanh năm thác tung bọt nước trắng xóa cuồn cuộn chảy trong lòng núi rừng Bạch Mã.
Trúc Lan - Loài hoa lan đặc hữu ở vùng rừng núi này. Bạch Mã được bao phủ bởi hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh mùa nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Điều này giúp Bạch Mã trở thành nơi đa dạng về hệ thực vật. Nơi đây có trên 1.700 loài động vật, 2400 loài thực vật: trong đó 69 loài được đưa vào sách Đỏ như: voọc chà vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la, gà lôi lam mào trắng; 15 loài đặc hữu của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lớp chim... Trong ảnh: Chim Hồng Tước ở Bạch Mã.
Lối dẫn lên Vọng Hải Đài ở độ cao 1.430m, nơi đỉnh Bạch Mã hùng vĩ. Để lên được đến đỉnh này, bạn sẽ phải chinh phục lối mòn xuyên rừng.
Chiếc chuông trên đỉnh Bạch Mã.
Từ đỉnh Bạch Mã nhìn về vùng đầm phá Phú Lộc. Cảnh rừng, cảnh biển, cảnh đầm phá, cả những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa trắng cuốn nhẹ trong gió thấp thoáng giữa màu xanh trập trùng… Tất cả như một bức tranh hoàn hảo mà du khách có thể thưởng thức trọn vẹn.
Tại Vọng Hải Đài, bạn có thể ngắm bốn phía của Bạch Mã. Núi non trùng điệp, thành phố Huế ẩn hiện trong làn mây, đầm Cầu Hai, biển Cảnh Dương, vịnh Lăng Cô, hồ Truồi… Trong ảnh: Hồ Truồi trông thật kỳ bí khi chiều buông.
Từ đỉnh Bạch Mã, du khách như lạc vào cõi hư ảo khi ngắm cảnh hoàng hôn.