Gần 200 cảnh sát vây bắt cát tặc trên sông Hồng

Rạng sáng 8/11, gần 200 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Công an đã bao vây, triệt phá hoạt động khai thác cát trái phép quy mô lớn.

Vụ việc có tính chất nghiêm trọng do có dấu hiệu hoạt động bảo kê tại đây. 20 tàu khai thác và 16 tàu chuyên chở đã bị bắt gọn tại hiện trường trong lúc đang hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Hồng đoạn đi qua huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.
Ngoài ra, lực lượng công an còn thu giữ được nhiều sổ sách ghi chép chi tiết số lượng cát đã được khai thác cùng một số hung khí.
Theo tính toán ban đầu của lực lượng chức năng, có khoảng 2000 mét khối cát dưới lòng sông Hồng, tương đương khoảng 1 tỷ đồng đã bị đánh cắp mỗi ngày tại đây.
Hoạt động khai thác cát trái phép, dưới sự bảo kê của một băng nhóm tội phạm đã được phát hiện qua sự tố giác của người dân. Hiện một số đối tượng cầm đầu đã bị bắt giữ.
Liên quan đến vụ việc này, đích thân Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát về xử lý hành chính, trật tự xã hội, Cục Cảnh sát đường thủy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và lực lượng địa phương nhanh chóng thực hiện chuyên án này.

Cát tặc đánh chết người, dân nhấn chìm tàu

Thường xuyên xuất hiện các tàu ngang nhiên hút cát dưới triền sông, làm sạt lở hàng trăm mét bãi triều trồng hoa màu của người dân Hải Dương.

Chiều 29/11, phóng viên có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Cụ Vũ Văn Tháu, 82 tuổi, thôn Truy Lễ, xã Hà Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho hay đoạn sông Luộc chạy qua địa bàn xã, phía bên kia thuộc địa bàn hành chính huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 3 năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện các tàu cát tặc ngang nhiên hút cát dưới triền sông, làm sạt lở hàng trăm mét bãi triều trồng hoa màu của người dân.

Ngắm Sa Pa trắng xóa, buốt giá trong đợt rét đầu đông

(Kiến Thức) - Do không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ vùng cao Sa Pa giảm xuống còn 9 độ C, thấp nhất kể từ đầu mùa thu tới nay.

Đi kèm với giá rét, cả thị trấn Sa Pa (Lào Cai) chìm trong sương mù và mưa phùn.
Đi kèm với giá rét, cả thị trấn Sa Pa (Lào Cai) chìm trong sương mù và mưa phùn.

“Bẫy chết người” từ công trình đường sắt trên cao Hà Nội

(Kiến Thức) - Sau vụ tai nạn chết người, dư luận càng thêm ái ngại trước những hiểm họa luôn rình rập dưới công trường dự án đường sắt trên cao

Dư luận hiện vẫn chưa hết bàng hoàng và bức xúc trước vụ tai nạn lao động rơi sắt tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến học viên Học viện An ninh Nguyễn Như Ngọc tử vong trên đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội - đối diện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) vào khoảng 9h30 ngày 6/11.
Dư luận hiện vẫn chưa hết bàng hoàng và bức xúc trước vụ tai nạn lao động rơi sắt tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến học viên Học viện An ninh Nguyễn Như Ngọc tử vong trên đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội - đối diện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) vào khoảng 9h30 ngày 6/11.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, ngay sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tỏ ra rất lo sợ, thậm chí có người không dám đi lại, tham gia giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, mặc dù công trình đã tạm đình chỉ thi công.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, ngay sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tỏ ra rất lo sợ, thậm chí có người không dám đi lại, tham gia giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, mặc dù công trình đã tạm đình chỉ thi công.
Thậm chí, trước khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không ít người dân đi qua tuyến đường đang thi công, đặc biệt là ở những điểm thi công nhà ga cũng đã bày tỏ sự lo lắng bởi những nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Thậm chí, trước khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không ít người dân đi qua tuyến đường đang thi công, đặc biệt là ở những điểm thi công nhà ga cũng đã bày tỏ sự lo lắng bởi những nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Không phải ai cũng "cứng" tâm lý để đi qua khu vực công trường ngay trước số nhà 153 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Không phải ai cũng "cứng" tâm lý để đi qua khu vực công trường ngay trước số nhà 153 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Còn đây là công trình nằm "chình ình" giữa lòng đường, cạnh Học Viện An ninh, Hà Nội.
Còn đây là công trình nằm "chình ình" giữa lòng đường, cạnh Học Viện An ninh, Hà Nội.
Những mối nguy hiểm đang rình rập người đi đường ở cạnh ngã ba Nguyễn Trãi, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Những mối nguy hiểm đang rình rập người đi đường ở cạnh ngã ba Nguyễn Trãi, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Sắt thép, vật liệu xây dựng phía trên công trình thuộc khu vực thi công ngã tư Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngay phía dưới là người dân và đủ loại phương tiện giao thông đang di chuyển.
Sắt thép, vật liệu xây dựng phía trên công trình thuộc khu vực thi công ngã tư Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngay phía dưới là người dân và đủ loại phương tiện giao thông đang di chuyển.
Giàn giáo phủ kín mặt đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với sự che chắn sơ sài.
Giàn giáo phủ kín mặt đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với sự che chắn sơ sài.
Giữa đường Hoàng Cầu đoạn cạnh hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, không chỉ có sắt thép mà còn xuất hiện những khối bê tông khổng lồ.
Giữa đường Hoàng Cầu đoạn cạnh hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, không chỉ có sắt thép mà còn xuất hiện những khối bê tông khổng lồ.
Còn đây là cảnh công trường ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Còn đây là cảnh công trường ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Những bó sắt tua tủa ở trên đầu người đoạn cạnh ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi.
Những bó sắt tua tủa ở trên đầu người đoạn cạnh ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi.