Gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ được mua đường giá đắt hay rẻ?

(Vietnamdaily) - Việc thực thi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 liệu có đẩy hơn 2 triệu lao động, nông dân và đồng bào sống bằng nghề trồng mía vào cảnh bấp bênh khi không có cơ hội cạnh tranh bình đẳng?

Mía đường trong nước đã vượt khó thành công…
Từ nhiều thập kỷ nay, ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của Thái Lan dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi, có hệ thống trên quy mô lớn.
Ông Đặng Việt Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Sơn La cho biết, gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng hơn, trong hai năm vừa qua việc buôn lậu gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn, trắng trợn, công khai đã khiến cho một phần ba các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ và nông dân chưa biết trồng cây gì thay thế.
Gan 100 trieu nguoi tieu dung Viet Nam se duoc mua duong gia dat hay re?
 
Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại từ Thái Lan vào thời điểm này sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào “tử địa”. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ".
Thị trường của gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đường nhập khẩu từ Thái Lan. Câu hỏi đặt ra là nếu Thái Lan khống chế được thị trường đường Việt Nam thì người tiêu dùng và khách hàng chế biến công nghiệp sẽ phải mua đường với giá đắt đỏ hay giá rẻ?
Trong khi đó, ngành mía đường Việt Nam thực chất đã vươn lên đạt năng lực sản xuất tiệm cận thế giới, trong khi thiên nhiên không hề ưu đãi cho ngành này.
Xuất phát điểm khó khăn và hoàn cảnh bất khả thi về cơ giới hoá, công nghiệp hoá toàn diện là thế nhưng năng suất mía của người nông dân Việt Nam đạt bình quân 65 tấn/ha so với 68-70 tấn/ha của Thái Lan là rất đáng ghi nhận và khen ngợi. Cây mía trở thành một cây trồng xoá đói giảm nghèo tại nhiều địa phương đặc biệt khó khăn, thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, chỉ trông chờ vào “nước trời”.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, 10 năm qua ngành mía đường đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để cải tiến máy móc công nghệ nhằm đón đầu hội nhập. Đến nay, hầu hết các nhà máy đường trong nước đều có nền tảng công nghệ, kỹ thuật tự động và đạt tầm quốc tế.
Nói ngành mía đường Việt Nam yếu kém, nhưng trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giá đường của chúng ta cạnh tranh hơn tất cả các quốc gia, trừ Thái Lan. Và nhìn rộng ra tầm thế giới, chúng ta cũng chỉ thua các cường quốc về mía đường như Brazil do họ có quá nhiều điều kiện tự nhiên ưu đãi.
Gan 100 trieu nguoi tieu dung Viet Nam se duoc mua duong gia dat hay re?-Hinh-2
 
Tại sao lại để “chết tức tưởi”?
Trong bối cảnh như vậy, nếu thực hiện loại bỏ hạn ngạch thuế quan để thực thi ATIGA, đồng nghĩa với việc ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của Thái Lan.
Ngành mía đường nước ta đang chịu nhiều sức ép từ tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cạnh tranh quyết liệt của cây trồng khác; tình trạng khan hiếm và thiếu lao động trong nông nghiệp; tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng… thì việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ 01/01/2020 chắc chắn sẽ càng tạo ra những áp lực lớn đối với ngành mía đường. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn.
Trước năm 90, Việt Nam phải nhập khẩu cả tỷ USD để phục vụ cho tiêu dùng. Nhưng khi có 44 nhà máy với hơn một triệu tấn đường theo chương trình của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu cho xã hội, không phải nhập khẩu, nhập siêu, tiết kiệm được tiền cho Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành mía đường đưa cây mía vào vùng sâu vùng xa, biên giới, không đường giao thông, mở đường cho nông dân trồng mía; đảm bảo giá mía đảm bảo cuộc sống cho nông dân.
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế là phù hợp, là xu thế tất yếu. Tuy nhiên tiến trình hội nhập cần bảo đảm thực hiện có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp. Rõ ràng, ngành mía đường đã vượt khó thành công, vậy tại sao lại đứng trước nguy cơ “chết tức tưởi”?
Gan 100 trieu nguoi tieu dung Viet Nam se duoc mua duong gia dat hay re?-Hinh-3
 
Ông Thạch Phước Bình – Phó Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện tỉnh Trà Vinh có khoảng 4.500 - 5.000ha diện tích đất trồng mía đường. Thời gian qua, đời sống của người dân và công ty mía đường phát triển rất tốt và là một trong ngành mũi nhọn của tỉnh.
Tuy nhiên, gần đây giá mía giảm sâu khiến đời sống bà con vô cùng khó khăn. Từ 4.500ha giảm xuống còn 3.500ha, điều này khiến nguyên liệu cung cấp cho nhà máy trên địa bàn tỉnh giảm nên phải nhập của các nơi khác.
Hiện chi phí đầu tư của bà con với mỗi 1.000m2 gồm chi phí chăm sóc, phân bón khoảng 7 triệu đồng nhưng với giá bán 800 đồng thì chỉ được khoảng 3-4 triệu nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống.
Hiện bà con nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, nhiều hộ phải cầm cố đất đai. Thậm chí có tình trạng người dân đã bỏ mặc mía đường vì càng đầu tư càng lỗ. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản, nhưng việc này không hề đơn giản.
Một số nông dân đã dùng đất trồng mía để đào ao nuôi cá lóc nhưng nuôi cá lóc lại bấp bênh, nhiều rủi ro và không thể quay lại trồng mía được nữa. Có thể nói, nghề trồng mía trở thành nghề truyền thống “cha truyền con nối”, bà con nông dân làm giàu từ cây mía nhưng giờ trở thành hộ tái nghèo.
Đừng để rơi vào “bẫy hội nhập” rồi mới bàn
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng, chúng ta thường để rơi vào bẫy rồi mới làm, mới bàn để tìm giải pháp. Ngành mía đường cũng tương tự, chỉ còn 6 tháng nữa mới lôi ra mổ xẻ, liệu còn kịp? Mía đường là ngành quan trọng, không chỉ với nông nghiệp, nông dân.
“Chúng ta nói Thái Lan có bảo hộ vậy thì sao Việt Nam không làm? Chúng ta cũng áp dụng được những biện pháp không thua kém nước ngoài. Chúng ta đưa ra những giải pháp bảo hộ cần thiết phù hợp và khả thi. Nếu chúng ta không làm được điều đó là lỗi của ngành Công Thương. Về vấn đề buôn lậu, nếu Quốc hội họ không ra được luật đó là lỗi của Quốc hội. Chúng ta phải có luật xử trách nhiệm cá nhân trong buôn lậu.
Đồng thời, phải quy hoạch ổn định ngành mía đường tương đương với quy hoạch an ninh lúa gạo, ngăn chặn tự phát gắn với chính sách, chuỗi công nghiệp chế biến. Cần phải thực hiện hỗ trợ cho ngành mía tất cả các khía cạnh từ giống, tiêu dùng, xuất khẩu…
Ngoài ra, chúng ta phải mở rộng hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác trong nước để tái cơ cấu ngành mía đường. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các sản phẩm từ mía đường, đặc biệt là về sản phẩm năng lượng”, TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch HĐQT nhà máy đường Sơn La Đặng Việt Anh, vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng nhất thiết phải tính toán, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hệ lụy của việc thực hiện Hiệp định ATIGA đến lợi ích của quốc gia, người nông dân, đồng bào trồng mía, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Việt Nam cần xác định một lộ trình thực hiện cam kết ATIGA phù hợp, dựa trên các nguyên tắc công bằng, minh bạch, đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp của quốc gia, các bên liên quan và ổn định an ninh, kinh tế, chính trị tại các địa phương.
"Cụ thể, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn này, các cơ quan chức năng xem xét tạo điều kiện 05 năm cho các nhà máy đường Việt Nam cùng nông dân khôi phục lại vùng nguyên liệu, ổn định sản xuất và an sinh xã hội địa phương, tái cân bằng vị thế với Thái Lan.
Lộ trình sau 05 năm nữa sẽ thực thi ATIGA trên cơ sở tái đàm phán với Thái Lan về hạn ngạch và mức thuế nhập khẩu 20-25% như các nước Indonesia và Philipines đã làm (hiện nay cả Indonesia và Philippines đã thực thi ATIGA nhưng đều khống chế hạn ngạch và thuế suất nhập khẩu 5% và 10%).
Do vậy 05 năm là khoảng thời gian để khôi phục cây mía, đảm bảo sinh kế cho nông dân đồng thời đánh giá tác động toàn diện của ATIGA cũng như tính toán mức thuế và hạn ngạch khi thực thi ATIGA", ông Đặng Việt Anh nêu quan điểm.

Bị tố gây ô nhiễm môi trường, Công ty mía đường Sơn La nói gì?

(VietnamDaily) - Ông Nguyễn Văn Tài - Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La cho biết việc màu nước suối đổi màu đen kịt, bốc mùi hôi thối có phải do nhà máy hay không thì chúng tôi cũng đang “nhờ” các cơ quan chức năng xác định.
 

Đề nghị Bộ TNMT lập đoàn thanh tra

Liên quan đến việc nước suối quanh khu vực Công ty mía đường Sơn la bỗng dưng đổi màu đen, bốc mùi hôi thối khiến dư luận địa phương xôn xao. Ông Nguyễn Thanh An - Trưởng phòng TNMT huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: “Việc người dân phản ánh mùi hôi thối bốc lên từ mạch nước ngầm là đúng.

Ngay sau khi có phản ánh của người dân thị trấn Hát Lót, về việc Công ty mía đường Sơn La gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chúng tôi đã đến tận nơi kiểm tra và đánh giá. Tại 2 mạch nước ngầm của tiểu khu 4 và tiểu khu 5 nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc đặc biệt là vào ban đêm."

Bi to gay o nhiem moi truong Cong ty mia duong Son La noi gi?
Ông Nguyễn Thanh An, Trưởng phòng TN&MT huyện Mai Sơn làm việc với PV
Mặc dù huyện đã rốt ráo vào cuộc, tuy nhiên theo ông An phòng TN&MT huyện cũng bị giới hạn trong kiểm tra xử lý. "Phía huyện cũng đã gặp gỡ, trao đổi với công ty để có biện pháp khắc phục. Đến nay cũng chưa thấy có hành động gì cụ thể. Chúng tôi cũng đã có văn bản lên Sở, UBND tỉnh đề nghị Bộ TNMT thanh tra, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Công ty mía đường. Về chức năng của huyện chưa đủ thẩm quyền để xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên” - ông An nói.

Trao đổi với PV, đại diện UBND thị trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La) cho biết: “UBND thị trấn cũng đã từng mời ông Hiếu - Giám đốc Công ty mía đường Sơn La xuống làm việc và đi khảo sát thực tế hiện trạng bởi mùi hôi thối bốc lên từ các mạch nước ngầm mang mùi đặc trưng của nhà máy.

Ngoài ra, thị trấn cũng tham mưu đề xuất phương án để xử lý ô nhiễm. Mặc dù vậy, phía công ty cũng không có biện pháp nào cụ thể cả. Điều đáng nói là 2 mạch nước ngầm này chảy quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót, nơi có gần 1.000 cháu học sinh đang theo học tại đây. Việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và sinh hoạt của các cháu”.

Bi to gay o nhiem moi truong Cong ty mia duong Son La noi gi?-Hinh-2
 Suối Nậm Pàn đang ngày đêm chịu cảnh ô nhiễm, nhưng ô nhiễm bắt đầu từ đâu thì chưa có kết luận.

Công ty mía đường Sơn La "nhờ" cơ quan chức năng đánh giá

Mặc dù Phòng TNMT huyện Mai Sơn và UBND thị trấn Hát Lót đã có những nhận định, nghi ngại về tình hình ô nhiễm nguồn nước nghi do nước thải từ Công ty mía đường Sơn La. Thế nhưng, trả lời PV, ông Nguyễn Văn Tài -Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La lại cho rằng việc nguồn nước ở thị trấn Hát Lót đổi màu đen kịt, bốc mùi hôi thối là do nhiều nguồn khác nhau.
Bi to gay o nhiem moi truong Cong ty mia duong Son La noi gi?-Hinh-3
 Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La cho rằng việc mạch nước ngầm tại thị trấn Hát Lót bị ô nhiễm là do từ nhiều nguồn thải khác nhau. Không phải từ nhà máy mía đường.

Ông Tài nói: "Việc màu nước đen kịt bốc mùi hôi thối đó có phải do nhà máy hay không, để đánh giá chính xác chúng tôi cũng đang nhờ các cơ quan chức năng xác định xem đó có phải của nhà máy hay không hay từ nguồn nào khác."

Lý giải cho “lập luận” trên ông Tài cho rằng, trong khu vực nhà máy có lòng suối hang "caster" nằm trải dài từ ngã ba Cò Nòi đến thị trấn Hát Lót, nhà máy cũng nằm trên tuyến này. Việc nước ô nhiễm cũng có thể bể chứa bị rò rỉ, thẩm thấu...

Hiện tại Công ty có 2 hệ thống xử lý nước thải, một hệ thống 900 m3 và một hệ thống 2.000 m3/ngày, đêm. Trong khi đó, nước thải trong sản xuất của Công ty chỉ chiếm 70% công suất. Nên công suất chứa nước thải là dư khả năng xử lý toàn bộ nước thải trong chế biến sản xuất đưa ra.

“Tất cả các nguồn nước như nước sinh hoạt, nước thải từ các hộ gia đình chăn nuôi, trang trại đều xả thẳng ra ngoài môi trường, chứ không có hệ thống xử lý nước thải” ông Tài đưa ra nghi vấn nguyên nhân khác làm nước suối đổi màu.

Bi to gay o nhiem moi truong Cong ty mia duong Son La noi gi?-Hinh-4
 Ông Tài cho biết thêm: Việc xử lý nước thải trong sản xuất của Công ty là dư khi mới chỉ sử dụng có 70% công suất.

Trong khi huyện không đủ thẩm quyền để phân tích, đưa ra kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm, Công ty mía đường Sơn La cũng đang mong mỏi "nhờ" cơ quan chức năng vào cuộc tìm ra nguyên nhân thì hàng nghìn người dân đang hằng ngày, hằng giờ phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm đen kịt, hôi thối. 

Được biết sự việc này đã diễn ra nhiều năm, thế nhưng không hiểu sao chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La chưa thể giải quyết dứt điểm, khiến cuộc sống người dân đảo lộn, bức xúc.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin

Tìm hiểu được biết, vào tháng 6/2018 Bộ TN&MT đã ký quyết định về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “nâng công suất của nhà máy mía đường Sơn La từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm”.

Điều đặt ra câu hỏi hệ thống xử lý nước thải trong hoạt động sản xuất của Công ty có dung tích xử lý 2.900 m3/ngày, đêm, trong khi mới chỉ hoạt động được 70% công suất. Vậy nguồn nước ô nhiễm, đen kịt và bốc mùi hôi thối đang ngày đêm “tra tấn” người dân thị trấn Hát Lót đang phải gánh chịu bắt nguồn từ đâu?

Việc nâng công suất gấp 3 lần hiện tại, khiến người dân nghi ngờ về công tác xử lí nước thải tại Công ty?

Vụ Tân Thuận sai phạm: Công ty Hồng Lĩnh liên quan thế nào?

(VietnamDaily) - Trong vụ việc Tổng giám đốc Tân Thuận Tề Trí Dũng bị khởi tố và bắt tạm giam, Khu dân cư Long Hậu bị phát hiện là dự án được Tân Thuận "bắt tay" với Công ty Hồng Lĩnh thực hiện.

Trong vụ việc ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP HCM khởi tố và bắt tạm giam để điều tra hành vi "tham ô tài sản" và "vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", nhiều dự án sai phạm của Tân Thuận đã bị vạch tên, trong đó có Khu dân cư Long Hậu
Từ dự án này, có thêm tên tuổi của một doanh nghiệp khác cũng được nhắc đến, đó là Công ty Hồng Lĩnh.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi danh sách 'thế lực muốn chiếm đoạt Trung Nguyên' cho Bộ Công an

Bà Thảo khẳng định động cơ của thế lực này muốn cướp trắng Trung Nguyên. Hiện hồ sơ đã được gửi tới Bộ Công an để xem xét.

“Động cơ của họ là muốn cướp trắng Trung Nguyên. Tôi cũng đã có bộ hồ sơ đang nằm ở Bộ Công an, tôi cũng mong đợi sẽ đưa được ra ánh sáng. Chắc chắn tôi đã định hình được nhóm người này”, bà Thảo nói.

Cũng theo bà Thảo, trong thời gian dài ông Vũ cách ly với gia đình, vợ con, để công ty vận hành bởi một nhóm thế lực khác.