![]() |
Ông Nguyễn Thanh An, Trưởng phòng TN&MT huyện Mai Sơn làm việc với PV |
![]() |
Suối Nậm Pàn đang ngày đêm chịu cảnh ô nhiễm, nhưng ô nhiễm bắt đầu từ đâu thì chưa có kết luận. |
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La cho rằng việc mạch nước ngầm tại thị trấn Hát Lót bị ô nhiễm là do từ nhiều nguồn thải khác nhau. Không phải từ nhà máy mía đường. |
Ông Tài nói: "Việc màu nước đen kịt bốc mùi hôi thối đó có phải do nhà máy hay không, để đánh giá chính xác chúng tôi cũng đang nhờ các cơ quan chức năng xác định xem đó có phải của nhà máy hay không hay từ nguồn nào khác."
Lý giải cho “lập luận” trên ông Tài cho rằng, trong khu vực nhà máy có lòng suối hang "caster" nằm trải dài từ ngã ba Cò Nòi đến thị trấn Hát Lót, nhà máy cũng nằm trên tuyến này. Việc nước ô nhiễm cũng có thể bể chứa bị rò rỉ, thẩm thấu...
Hiện tại Công ty có 2 hệ thống xử lý nước thải, một hệ thống 900 m3 và một hệ thống 2.000 m3/ngày, đêm. Trong khi đó, nước thải trong sản xuất của Công ty chỉ chiếm 70% công suất. Nên công suất chứa nước thải là dư khả năng xử lý toàn bộ nước thải trong chế biến sản xuất đưa ra.
“Tất cả các nguồn nước như nước sinh hoạt, nước thải từ các hộ gia đình chăn nuôi, trang trại đều xả thẳng ra ngoài môi trường, chứ không có hệ thống xử lý nước thải” ông Tài đưa ra nghi vấn nguyên nhân khác làm nước suối đổi màu.
![]() |
Ông Tài cho biết thêm: Việc xử lý nước thải trong sản xuất của Công ty là dư khi mới chỉ sử dụng có 70% công suất. |
Trong khi huyện không đủ thẩm quyền để phân tích, đưa ra kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm, Công ty mía đường Sơn La cũng đang mong mỏi "nhờ" cơ quan chức năng vào cuộc tìm ra nguyên nhân thì hàng nghìn người dân đang hằng ngày, hằng giờ phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm đen kịt, hôi thối.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin
Tìm hiểu được biết, vào tháng 6/2018 Bộ TN&MT đã ký quyết định về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “nâng công suất của nhà máy mía đường Sơn La từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm”.
Điều đặt ra câu hỏi hệ thống xử lý nước thải trong hoạt động sản xuất của Công ty có dung tích xử lý 2.900 m3/ngày, đêm, trong khi mới chỉ hoạt động được 70% công suất. Vậy nguồn nước ô nhiễm, đen kịt và bốc mùi hôi thối đang ngày đêm “tra tấn” người dân thị trấn Hát Lót đang phải gánh chịu bắt nguồn từ đâu?
Việc nâng công suất gấp 3 lần hiện tại, khiến người dân nghi ngờ về công tác xử lí nước thải tại Công ty?