Facebook đang đối mặt vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan

Không chỉ giới hạn ở vấn đề vi phạm bản quyền các cơ quan truyền thông, Facebook lâu nay vẫn là nơi chứa rất nhiều thông tin vi phạm bản quyền được “che chắn” bởi cái “mác”: Người dùng chia sẻ.

Vào hôm thứ tư tuần qua (12/9), các nhà lập pháp ở Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác phải trả tiền bản quyền cho các cơ quan truyền thông châu Âu, các nhà xuất bản và những người sáng tạo ra nội dung khác.
Vi phạm bản quyền đủ mọi thứ
Việc áp dụng luật do Liên minh châu Âu vừa thông qua sẽ gây ra vấn đề lớn bởi chi phí để phát triển các bộ lọc nội dung không rẻ, đồng thời kết quả của nó chưa chắc đã thực sự hiệu quả. Dù đề xuất này không yêu cầu các công ty phải sử dụng bộ lọc tự động (tương tự như cách mà Google áp dụng bộ lọc cho YouTube để “quét” bản quyền các video tải lên) nhưng có lẽ các hãng công nghệ buộc phải làm vậy nếu muốn tồn tại trên mạng mà không vi phạm bản quyền. Quy tắc này hiện chỉ áp dụng tại châu Âu, nhưng các công ty có thể sẽ áp dụng nó trên phạm vi toàn cầu.
Vấn đề vi phạm bản quyền không phải là mới, nó đã tồn tại rất lâu trên Facebook và không chỉ giới hạn ở các nội dung, tin tức của các hãng thông tấn, các cơ quan truyền thông mà còn rất nhiều nội dung khác như phần mềm, các dịch vụ,... Tại Việt Nam, nếu như trước đây các diễn đàn là "nơi tập trung" các nội dung vi phạm bản quyền như chia sẻ ứng dụng crack, game crack, key bản quyền “lụi” (mua bằng thẻ tín dụng “chùa” chẳng hạn),... thì ngày nay cộng đồng này gần như đã chuyển hẳn qua mạng xã hội Facebook thông qua các Trang (Page), hay Nhóm (Group).
Facebook dang doi mat van nan vi pham ban quyen tran lan
 
Fanpage là một hình thức chia sẻ nội dung được nhiều người dùng Facebook ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Với các nội dung vi phạm bản quyền đăng tải lên fanpage, các trạng này có thể thu được lượng lớn người xem. Tuy nhiên, sau đợt “quét” bản quyền các fanpage khiến nhiều trang "không cánh mà bay", cộng đồng này bắt đầu chuyển qua sử dụng group nhiều hơn, với nhiều group có đến hàng trăm ngàn người tham gia.
Đặc điểm của group là có nhiều chức năng tương tự như diễn đàn trước đây. Mỗi group sẽ có các trạng thái như Public (Công khai - ai cũng xem được bài viết), Closed (Đóng - bài viết chỉ hiển thị với người tham gia group). Bên trong group các thành viên có thể đăng tải nội dung thoải mái. Nội dung có thể được đăng lên group ngay hoặc chờ người kiểm duyệt duyệt bài viết (trong trường hợp group đó bật chế độ kiểm duyệt).
Facebook dang doi mat van nan vi pham ban quyen tran lan-Hinh-2
 
Dạo thử một group khá lớn có tên J...Community, bạn có thể tìm thấy đủ mọi thứ nội dung vi phạm bản quyền bao gồm phim ảnh, ứng dụng,... Phần lớn các nội dung này được tải lên các trang chia sẻ như Fshare, Google Drive sau đó dẫn liên kết trong group để ai cũng có thể tải về nhanh chóng. Cho đến nay, mặc dù tồn tại rất nhiều group chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền tuy nhiên Facebook vẫn hoàn toàn chưa có động thái nào để xử lý các group dạng này.
Video và Live stream vẫn là vấn đề khó nhất
Tương tự như fanpage, các group của Facebook vẫn có thể “dễ dàng” bị Facebook hỏi thăm và sàng lọc những thông tin vi phạm bản quyền rõ ràng như ứng dụng crack, game crack, tài liệu chia sẻ như ở trên. Hay group cũng có thể bị xoá như fanpage. Tuy nhiên, một vấn đề lớn khác mà Facebook (và cả YouTube) cho đến nay vẫn rất khó xử lý, đó là vấn đề bản quyền video, đặc biệt là video phát trực tiếp (live stream).
Theo đó, cơ chế xử lý vi phạm bản quyền của các trang Facebook và YouTube chủ yếu là từ báo cáo vi phạm và rà soát tự động bằng các thuật toán, trí thông minh nhân tạo (AI). Do đó, hầu như chỉ phát hiện những nội dung vi phạm giống hoàn toàn so với nội dung gốc. Trong khi đó, người dùng Việt Nam lại quá “mánh khoé” khi có nhiều chiêu trò để lách luật như dùng tính năng live streaming facebook, hoặc thu nhỏ màn hình lại,... dạng “lách” này cho đến nay gần như mọi nền tảng đều không thể nào xử lý triệt để được.
Lấy ví dụ như đợt ASIAD 2018 vừa qua, các tài khoản thường xuyên livestream các trận đấu trực tiếp, mặc dù thuật toán của Facebook đã xử lý và chặn rất nhiều kênh nhưng không cách nào “quét” hết được vì cứ chặn tài khoản này họ lại đổi ngay sang tài khoản khác, nhiều tài khoản vi phạm bản quyền còn thu nhỏ hình ảnh, hoặc bóp méo tiếng đi một chút so với video gốc để Facebook không thể tự phát hiện ra hành vi vi phạm.
Cá biệt, Facebook giờ đây còn là nơi lưu trữ kho phim dành cho các trang phim lậu. Tận dụng việc có thể thoải mái tải lên các video, các trang phim lậu đã tải lên rất nhiều bộ phim vi phạm bản quyền, sau đấu lấy link video mà Facebook cung cấp (thông qua API) để chiếu trực tiếp trang các trang phim lậu.
Có thể nói, nạn vi phạm bản quyền truyền hình Internet ở Việt Nam vẫn còn nhức nhối phần lớn là do tín hiệu gốc không có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, từ đó các ứng dụng lậu sẽ sử dụng chính các tín hiệu đó và phát lên ứng dụng của mình, hay trên Facebook. Bên cạnh đó, việc Facebook tồn tại rất nhiều tại khoản ảo, thiếu “định danh” dẫn đến rất khó trong công tác quản lý, rà soát. Ngoài nạn tung tin tức giả câu view, vấn đề “thoải mái” ngôn từ, vấn đề vi phạm bản quyền cũng thật sự đang làm đau đầu các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ Facebook vi phạm chủ quyền VN

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ TT&TT đã làm việc với Facebook và Facebook đã sửa thông tin sai lệch trên bản đồ.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Facebook đăng tải hình ảnh bản đồ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Vận đen” của nguyên GĐ Sở TN-MT TP.HCM vừa bị khởi tố vụ Vũ “nhôm”

(Kiến Thức) - Ngay khi còn đương chức cho đến khi về hưu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM Đào Anh Kiệt liên tục gặp “vận đen”. Mới đây, cựu giám đốc Sở này cùng một số cựu quan chức TP.HCM đã bị khởi tố.

Thông tin Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP.HCM liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”); khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; bị can Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cùng 2 bị can là Phó Chánh văn phòng UBND TP.HCM và Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM khiến người dân TP.HCM khá bất ngờ.
“Van den” cua nguyen GD So TN-MT TP.HCM vua bi khoi to vu Vu “nhom”
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín vừa bị khởi tố, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc.  
“Chúng tôi bất ngờ vì tưởng rằng Vũ “nhôm” chỉ có thể “làm mưa làm gió” ở Đà Nẵng khiến nhiều cựu quan chức địa phương “ngã ngựa”. Vậy mà nay lại nghe thêm tin nhiều cựu quan chức ở TP.HCM, trong đó có cả nguyên Phó Chủ tịch TP bị khởi tố vì liên quan đất đai với Vũ “nhôm”. “Chiếc vòi bạch tuộc” của Vũ “nhôm” thật đáng kinh sợ”, một vị cán bộ lão thành ngụ quận 1, TP.HCM bày tỏ.
“Van den” cua nguyen GD So TN-MT TP.HCM vua bi khoi to vu Vu “nhom”-Hinh-2
Nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Đào Anh Kiệt vừa bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú. 

Phó Chủ tịch Hà Nội thăm bệnh nhân lễ hội âm nhạc Hồ Tây thì có gì sai?

Cộng đồng mạng đang lên án dữ dội việc phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã đi thăm các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện sau khi tham gia lễ hội âm nhạc diễn ra tại công viên nước Hồ Tây. 

Sự lan truyền thông tin này một lần nữa cho thấy sự chia sẽ thiếu tìm hiểu thông tin của cộng đồng.
Họ cho rằng tại sao ông Quý lại không đi thăm các bệnh nhân đang ở trong khu thuê trọ bị cháy gần bệnh viện Nhi trung ương mà lại đi thăm hỏi “tụi ngáo đá, chơi má túy” ở lễ hội âm nhạc Hồ Tây. Thậm chí nhiều người còn mỉa mai ác ý là “sao không để cho chúng chết bớt đi”, và gọi hành động ông Quý đi thăm các bệnh nhân tham dự lễ hội âm nhạc là “ngu ngốc”.