Dùng người hay robot chinh phục không gian thì tốt hơn?

(Kiến Thức) - Chúng ta có thực sự cần con người để chinh phục không gian? Hay máy móc là một sự thay thế tốt hơn để tiếp cận Hệ Mặt trời và hơn thế nữa?  Cùng nhau tìm câu trả lời bạn nhé!

Với câu hỏi dùng người hay robot chinh phục không gian thì tốt hơn? Joshua Colwell, tiến sĩ và là một nhà khoa học hành tinh, giáo sư vật lý, phó chủ tịch của Khoa Vật lý và trợ lý giám đốc của Viện Vũ trụ Florida nhận định, về mặt tích cực, con người ở trong không gian sẽ linh hoạt hơn trong hoạt động thăm dò, cảm ứng và sở hữu trí thông minh cực tốt, xử lý tình huống nhanh nhạy.

Về điểm trừ, con người mong manh, dễ bị tổn thương, kén chọn môi trường và có sức chịu đựng thấp đối với môi trường không gian (ví dụ như bức xạ năng lượng cao, cực nóng và lạnh, v.v.).

Sự sống của con người (nhu cầu thực phẩm, nước và oxy) trong không gian đòi hỏi một số tiền lớn để chi trả, đi kèm kinh phí đầu tư cho nhiều hệ thống dự phòng để giảm thiểu rủi ro các phi hành gia, cũng như cho các phi hành đoàn.

Dung nguoi hay robot chinh phuc khong gian thi tot hon?
 Nguồn ảnh: NASA.

Đối với sao Kim và sao Thủy thì nóng vô cùng, còn vành đai tiểu hành tinh và sao Mộc lạnh vô cùng. Thời gian di chuyển lâu đến những thế giới này sẽ là bản án tử hình cho con người do phơi nhiễm phóng xạ, chưa kể đến việc mất xương và teo cơ.

Trong khi yếu tố máy móc, robot có thể khắc phục được những vấn đề trên.

Về cơ bản, không có sự lựa chọn thực sự giữa robot và yếu tố con người. Cả hai đều hiệp lực và phụ thuộc lẫn nhau. Thăm dò robot là cần thiết để cho phép khám phá, thiết lập bối cảnh, cung cấp thông tin quan trọng và giảm rủi ro cho con người.

Hãy tưởng tượng chương trình Apollo sẽ hoạt động như thế nào nếu không có robot, Lunar Orbiter để lập bản đồ bề mặt mặt trăng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Siêu sao vàng liên tục làm mát rồi nóng lên bất thường

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư quốc tế, bao gồm Alex lobel, nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ xác định chi tiết làm thế nào nhiệt độ của bốn siêu sao vàng tăng từ 4000 độ lên 8000 độ C sau vài thập kỷ. 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích ánh sáng của bốn siêu sao vàng được quan sát trên Trái đất trong năm mươi đến một trăm năm qua. Siêu sao vàng là những ngôi sao khổng lồ, phát sáng. Chúng nặng hơn mười lăm đến hai mươi lần so với Mặt trời và tỏa sáng hơn 500.000 lần.

Bầu khí quyển của những ngôi sao này có thể rất lớn đến nỗi, nếu chúng thay thế Mặt trời của chúng ta, chúng sẽ vượt ra ngoài quỹ đạo của Sao Mộc.

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.

Tiết lộ "choáng" về “cái nôi” hình thành sao chổi

(Kiến Thức) - Khi sao chổi lao vào từ các rìa ngoài của hệ mặt trời chúng ta, những cơ thể băng giá này bắt đầu phun ra khí và bụi khi chúng tiếp xúc gần hơn với mặt trời. Sự bùng nổ phát sáng của chúng có thể dẫn đến những cảnh đẹp ngoạn mục trên bầu trời đêm.

Nhưng sao chổi không hề sinh ra theo cách đó và con đường hình thành ban đầu của chúng đến hệ mặt trời đã được tranh luận trong một thời gian dài.

Sao chổi rất được các nhà khoa học hành tinh quan tâm, bởi vì chúng có khả năng là tàn dư nguyên sơ nhất của vật chất còn sót lại từ sự ra đời của hệ mặt trời.