Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Đụng độ “mê cung thép”, Nga biến lô cốt Ukraine thành đống tro tàn

17/04/2025 19:50

Giữa lúc giao tranh đang căng thẳng, Nga bất ngờ phát hiện tuyến phòng ngự ngầm kiên cố của Ukraine và tung đòn tấn công dữ dội khiến loạt lô cốt thép bị phá hủy

Phước Hải (Theo Sina)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Cuộc chiến Nga – Ukraine đã kéo dài suốt ba năm, với khói lửa và bom đạn không ngừng trên chiến trường. Trong suốt ba năm đó, mỗi cuộc giao tranh đều nhuốm máu và tàn khốc. Ảnh: TASS
Cuộc chiến Nga – Ukraine đã kéo dài suốt ba năm, với khói lửa và bom đạn không ngừng trên chiến trường. Trong suốt ba năm đó, mỗi cuộc giao tranh đều nhuốm máu và tàn khốc. Ảnh: TASS
Khi nhiều người cho rằng cuộc chiến đã rơi vào thế giằng co vô tận, một phát hiện chấn động đã khiến ai cũng sửng sốt: Lần đầu tiên, quân đội Nga phát hiện tuyến "phòng tuyến thép" do Ukraine xây dựng trên chiến trường Donbass (miền Đông Ukraine). Ảnh: Top War
Khi nhiều người cho rằng cuộc chiến đã rơi vào thế giằng co vô tận, một phát hiện chấn động đã khiến ai cũng sửng sốt: Lần đầu tiên, quân đội Nga phát hiện tuyến "phòng tuyến thép" do Ukraine xây dựng trên chiến trường Donbass (miền Đông Ukraine). Ảnh: Top War
Theo truyền thông Nga, những lô cốt thép xám bạc này như "con rồng" khổng lồ ẩn náu trên đất Ukraine. Kết hợp với một loạt các cơ sở phòng thủ như chiến hào, dây thép gai và bãi mìn, chúng tạo thành một tuyến phòng thủ không thể phá hủy. Ảnh minh họa: Pravda
Theo truyền thông Nga, những lô cốt thép xám bạc này như "con rồng" khổng lồ ẩn náu trên đất Ukraine. Kết hợp với một loạt các cơ sở phòng thủ như chiến hào, dây thép gai và bãi mìn, chúng tạo thành một tuyến phòng thủ không thể phá hủy. Ảnh minh họa: Pravda
Các lô cốt được chôn sâu dưới lòng đất, chỉ lộ ra các lỗ bắn nhỏ, hoàn toàn không gây chú ý, nhưng lại có thể từ trên cao trút xuống hỏa lực dày đặc. Thiết kế khéo léo này tận dụng triệt để địa hình, buộc quân Nga phải tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để đối phó. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Các lô cốt được chôn sâu dưới lòng đất, chỉ lộ ra các lỗ bắn nhỏ, hoàn toàn không gây chú ý, nhưng lại có thể từ trên cao trút xuống hỏa lực dày đặc. Thiết kế khéo léo này tận dụng triệt để địa hình, buộc quân Nga phải tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để đối phó. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Vì sao gọi đây là “phòng tuyến thép”? Bởi nó được xây dựng chủ yếu từ các lô cốt thép kiên cố. Khác với những công trình đất đá đơn giản trước đây, các lô cốt đúc sẵn này không chỉ bền vững mà còn có độ ẩn nấp cao. Khi mới tiếp xúc, lính Nga từng lầm tưởng chúng chỉ là các mô đất hoặc gạch đá. Mãi đến khi UAV cất cánh trinh sát, họ mới kinh ngạc nhận ra những “gò đất” đó thực chất là công trình phòng ngự kiên cố khổng lồ. Ảnh minh họa: RIA Novosti
Vì sao gọi đây là “phòng tuyến thép”? Bởi nó được xây dựng chủ yếu từ các lô cốt thép kiên cố. Khác với những công trình đất đá đơn giản trước đây, các lô cốt đúc sẵn này không chỉ bền vững mà còn có độ ẩn nấp cao. Khi mới tiếp xúc, lính Nga từng lầm tưởng chúng chỉ là các mô đất hoặc gạch đá. Mãi đến khi UAV cất cánh trinh sát, họ mới kinh ngạc nhận ra những “gò đất” đó thực chất là công trình phòng ngự kiên cố khổng lồ. Ảnh minh họa: RIA Novosti
Trước tuyến “phòng tuyến thép” này, quân Nga hiểu rõ: nếu muốn đột phá, sẽ phải trả giá đắt. Do đó, Nga trước tiên điều UAV tiến hành trinh sát kỹ lưỡng từ trên không, xác định vị trí và bố trí hỏa lực của các lô cốt Ukraine. Ảnh: Kp.ru
Trước tuyến “phòng tuyến thép” này, quân Nga hiểu rõ: nếu muốn đột phá, sẽ phải trả giá đắt. Do đó, Nga trước tiên điều UAV tiến hành trinh sát kỹ lưỡng từ trên không, xác định vị trí và bố trí hỏa lực của các lô cốt Ukraine. Ảnh: Kp.ru
Sau đó, Nga triển khai bom lượn dẫn đường FAB để tấn công dữ dội vào các hầm ngầm, cố gắng phá vỡ một khoảng trống. Tuy nhiên, Ukraine đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, tận dụng kết cấu kiên cố của lô cốt để chống đỡ thành công đợt công kích đầu tiên từ phía Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Sau đó, Nga triển khai bom lượn dẫn đường FAB để tấn công dữ dội vào các hầm ngầm, cố gắng phá vỡ một khoảng trống. Tuy nhiên, Ukraine đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, tận dụng kết cấu kiên cố của lô cốt để chống đỡ thành công đợt công kích đầu tiên từ phía Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Thấy vậy, quân Nga lập tức điều chỉnh chiến thuật, sử dụng bom nhiệt áp để tàn sát các mục tiêu ngụy trang lộ thiên của đối phương. Loại bom này có sức công phá cực lớn, chỉ trong chớp mắt đã khiến các lô cốt của Ukraine bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, quân Ukraine vẫn chống trả, tận dụng hệ thống thông gió và các đường ngầm bên trong lô cốt để liên tục bắn trả bằng đạn và tên lửa. Ảnh minh họa: Getty Images
Thấy vậy, quân Nga lập tức điều chỉnh chiến thuật, sử dụng bom nhiệt áp để tàn sát các mục tiêu ngụy trang lộ thiên của đối phương. Loại bom này có sức công phá cực lớn, chỉ trong chớp mắt đã khiến các lô cốt của Ukraine bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, quân Ukraine vẫn chống trả, tận dụng hệ thống thông gió và các đường ngầm bên trong lô cốt để liên tục bắn trả bằng đạn và tên lửa. Ảnh minh họa: Getty Images
Nhằm triệt tiêu hoàn toàn các mối đe dọa trên mặt đất, pháo binh Nga sau đó đã nhập cuộc, sử dụng pháo tầm xa để tấn công chính xác vào những điểm hỏa lực còn lại của Ukraine, bảo đảm dọn sạch các mối nguy hiện hữu. Dẫu vậy, quân Nga hiểu rõ rằng, để hoàn toàn kiểm soát khu vực này, họ sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Ảnh: TASS
Nhằm triệt tiêu hoàn toàn các mối đe dọa trên mặt đất, pháo binh Nga sau đó đã nhập cuộc, sử dụng pháo tầm xa để tấn công chính xác vào những điểm hỏa lực còn lại của Ukraine, bảo đảm dọn sạch các mối nguy hiện hữu. Dẫu vậy, quân Nga hiểu rõ rằng, để hoàn toàn kiểm soát khu vực này, họ sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Ảnh: TASS
Khi quân Nga từng bước áp sát, họ dần nhận ra phòng tuyến của Ukraine không phải là bất khả xâm phạm. Vì thế, quân Nga đang tìm cách phát hiện rồi mở rộng những vết nứt đó. Khi sức kháng cự của Ukraine suy yếu đến một mức nhất định, các tổ đội bộ binh Nga bắt đầu tiến lên. Ảnh: TASS
Khi quân Nga từng bước áp sát, họ dần nhận ra phòng tuyến của Ukraine không phải là bất khả xâm phạm. Vì thế, quân Nga đang tìm cách phát hiện rồi mở rộng những vết nứt đó. Khi sức kháng cự của Ukraine suy yếu đến một mức nhất định, các tổ đội bộ binh Nga bắt đầu tiến lên. Ảnh: TASS
Những nhóm nhỏ này có quân số tinh gọn, trang bị hiện đại, là lực lượng tinh nhuệ được thiết kế riêng cho các trận đánh tầm gần. Họ len lỏi qua “mê cung thép” của các lô cốt, hoạt động linh hoạt theo từng tổ đội nhỏ để làm suy giảm sức kháng cự của Ukraine. Trong các cuộc giao tranh ác liệt, quân Nga dần nắm rõ vị trí hỏa lực và cấu trúc phòng ngự của đối phương, tạo tiền đề cho đợt tấn công tiếp theo. Ảnh: Top War
Những nhóm nhỏ này có quân số tinh gọn, trang bị hiện đại, là lực lượng tinh nhuệ được thiết kế riêng cho các trận đánh tầm gần. Họ len lỏi qua “mê cung thép” của các lô cốt, hoạt động linh hoạt theo từng tổ đội nhỏ để làm suy giảm sức kháng cự của Ukraine. Trong các cuộc giao tranh ác liệt, quân Nga dần nắm rõ vị trí hỏa lực và cấu trúc phòng ngự của đối phương, tạo tiền đề cho đợt tấn công tiếp theo. Ảnh: Top War
Đáng chú ý, trong trận chiến giằng co này, không quân Nga đã nhiều lần huy động biên đội trực thăng chiến đấu gồm Ka-52M, Mi-28NM và Mi-8PSG đa năng. Nhóm trực thăng này liên tục bay tuần tra, không kích các tuyến tiếp viện của Ukraine, truy bắt từng động thái của đối phương. Đồng thời, chúng cũng tung ra các đòn tấn công chính xác, nhằm chặn đứng việc Ukraine đưa thêm quân và hậu cần lên tuyến đầu. Ảnh: Reuters
Đáng chú ý, trong trận chiến giằng co này, không quân Nga đã nhiều lần huy động biên đội trực thăng chiến đấu gồm Ka-52M, Mi-28NM và Mi-8PSG đa năng. Nhóm trực thăng này liên tục bay tuần tra, không kích các tuyến tiếp viện của Ukraine, truy bắt từng động thái của đối phương. Đồng thời, chúng cũng tung ra các đòn tấn công chính xác, nhằm chặn đứng việc Ukraine đưa thêm quân và hậu cần lên tuyến đầu. Ảnh: Reuters
Ngay khi quân Nga dần nắm quyền kiểm soát cục diện chiến trường, họ đã tiêu diệt toàn bộ một nhóm lính đánh thuê Bồ Đào Nha trong một lô cốt thép. Theo các nguồn tin, nhóm lính đánh thuê này ban đầu được chính phủ Ukraine mời tới tham chiến. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ngay khi quân Nga dần nắm quyền kiểm soát cục diện chiến trường, họ đã tiêu diệt toàn bộ một nhóm lính đánh thuê Bồ Đào Nha trong một lô cốt thép. Theo các nguồn tin, nhóm lính đánh thuê này ban đầu được chính phủ Ukraine mời tới tham chiến. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Bạn có thể quan tâm

Loại tên lửa nào của Nga khiến Ukraine và phương Tây ngán nhất?

Loại tên lửa nào của Nga khiến Ukraine và phương Tây ngán nhất?

SU-30MK2 luyện tập bay đội hình đặc biệt chào mừng 80 năm Quốc khánh

SU-30MK2 luyện tập bay đội hình đặc biệt chào mừng 80 năm Quốc khánh

 Mỹ dùng máy in 3D chế tạo Drone, vừa hành quân vừa sản xuất

Mỹ dùng máy in 3D chế tạo Drone, vừa hành quân vừa sản xuất

Quân đội Nga thọc sâu vào cách thành phố Zaporizhzhia 20 km

Quân đội Nga thọc sâu vào cách thành phố Zaporizhzhia 20 km

Ukraine dùng hệ thống phòng không mới diệt UAV Nga

Ukraine dùng hệ thống phòng không mới diệt UAV Nga

Quân đội Nga đột phá vào trung tâm thành phố Pokrovsk

Quân đội Nga đột phá vào trung tâm thành phố Pokrovsk

Chiến thuật “bao vây gọng kìm” của Nga trên chiến trường Ukraine

Chiến thuật “bao vây gọng kìm” của Nga trên chiến trường Ukraine

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bay đến vận tốc Mach 5

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bay đến vận tốc Mach 5

Trung Quốc thử nghiệm pháo tự hành mới, chỉ cần hai người vận hành

Trung Quốc thử nghiệm pháo tự hành mới, chỉ cần hai người vận hành

Nga phá hủy hệ thống phòng không S-300PS cuối cùng của Ukraine

Nga phá hủy hệ thống phòng không S-300PS cuối cùng của Ukraine

Mặt trận Pokrovsk và Kostiantynivka của Ukraine lung lay dữ dội

Mặt trận Pokrovsk và Kostiantynivka của Ukraine lung lay dữ dội

Mỹ tính toán gì với Ukraine, khi viện trợ F-16 từ nghĩa địa máy bay?

Mỹ tính toán gì với Ukraine, khi viện trợ F-16 từ nghĩa địa máy bay?

Top tin bài hot nhất

Quân đội Nga đột phá vào trung tâm thành phố Pokrovsk

Quân đội Nga đột phá vào trung tâm thành phố Pokrovsk

28/07/2025 07:41
Ukraine dùng hệ thống phòng không mới diệt UAV Nga

Ukraine dùng hệ thống phòng không mới diệt UAV Nga

28/07/2025 08:26
Quân đội Nga thọc sâu vào cách thành phố Zaporizhzhia 20 km

Quân đội Nga thọc sâu vào cách thành phố Zaporizhzhia 20 km

28/07/2025 13:44
Loại tên lửa nào của Nga khiến Ukraine và phương Tây ngán nhất?

Loại tên lửa nào của Nga khiến Ukraine và phương Tây ngán nhất?

28/07/2025 19:27
 Mỹ dùng máy in 3D chế tạo Drone, vừa hành quân vừa sản xuất

Mỹ dùng máy in 3D chế tạo Drone, vừa hành quân vừa sản xuất

28/07/2025 14:31

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status