Đừng dại kết hợp củ cải trắng với những thực phẩm này

Củ cải trắng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng loại củ này.

  Đừng dại kết hợp củ cải trắng với những thực phẩm này ảnh 1

Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.

Có thể nói lợi ích đối với sức khỏe của củ cải trắng là không thể phủ nhận nhưng nếu kết hợp củ cải trắng với những thực phẩm sau đây thì có thể hại nhiều hơn lợi:

Củ cải trắng với nhân sâm: Củ cải trắng và nhân sâm đều rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu kết hợp cùng nhau sẽ khiến những lợi ích và giá trị dinh dưỡng của cả hai bị thuyên giảm. Chưa kể, củ cải có tác dụng hạ khí còn nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu nhau.

Củ cải trắng với cà rốt:

Trong cà rốt chứa enzym gọi là axit ascorbic có khả năng phân hủy lượng vitamin C dồi dào có trong củ cải trắng. Vì vậy không nên kết hợp hai thực phẩm này cùng lúc vì sẽ làm mất đi lợi ích của củ cải.

Ảnh minh họa.

Củ cải trắng với nấm, mộc nhĩ: Củ cải trắng chế biến với nấm hoặc mộc nhĩ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm. Trong một số trường hợp, nó còn khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và tổn thương lá lách.

Củ cải trắng với một số loại trái cây:

Không nên ăn củ cải trắng với cam bởi flanovoid trong cam có thể phản ứng hóa học với thiosulfate trong củ cải tạo ra một lượng lớn thiocyanate. Chất này làm giảm chức năng tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Bên cạnh đó cũng không nên ăn củ cải trắng với các loại trái cây như lê, táo, nho bởi có thể gây suy tuyến giáp nặng.

Một số lưu ý khi dùng củ cải trắng

Người đang sử dụng thuốc và người cơ thể yếu ớt, chân tay dễ bị lạnh tốt nhất không nên ăn, hoặc phải nấu chín kỹ củ cải.

Người tì vị hư nhược, người bị tiêu chảy cần hạn chế ăn củ cải trắng. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc bổ có nhân sâm, cần dừng ăn củ cải để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Nên ăn mỗi lần khoảng 100 – 150g củ cải trắng, ăn mỗi ngày một ít hoặc cách ngày chứ không được ăn liên tục trong thời gian dài. Lưu ý sau khi ăn củ cải sống, trong vòng nửa tiếng không nên ăn thức ăn khác để tránh các chất chống ung thư bị hòa tan hoặc mất tác dụng.

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải nấu chín, tuyệt đối không ăn củ cải sống vì có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Do đó nên tránh tiêu thụ những món như nộm làm từ củ cải sống hay củ cải muối dưa chua vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Loại củ ví như nhân sâm trắng, ăn vào giúp cơ thể thải độc

Có vô vàn cách chế biến củ cải trắng, nhưng nếu làm theo cách sau đây sẽ giữ được trọn vẹn các dưỡng chất và trông rất sang chảnh.

Củ cải trắng được ví như “nhân sâm trắng” hay “nhân sâm mùa đông”, mặc dù có giá thành rẻ nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó cao vượt trội. Đây là một trong những loại rau củ tốt nhất cho sức khỏe, nó có những lợi ích vượt trội như hỗ trợ giải độc, giảm cân, cải thiện hô hấp, bổ phổi… Nếu ăn thường xuyên củ cải trắng, bạn sẽ nhận thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.

Củ cải trắng có nhiều cách chế biến như xào, nấu canh, hấp… Dưới đây là một cách hấp củ cải trắng đơn giản nhưng lại rất bắt mắt, thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ ăn.

Động tác đơn giản 2 phút mỗi ngày bảo vệ tim hiệu quả

Chúng ta chỉ cần dành 2 phút làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày. Hành động nhỏ song có thể bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo Cleveland Clinic (Mỹ), dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng không chỉ giúp giảm mảng bám, sâu răng mà còn giúp nướu răng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Được biết, Cleveland Clinic là tổ chức y tế tốt thứ hai trên thế giới do Newsweek bình chọn năm 2023.
Thông tin với trang Fox News, bác sĩ nha khoa Sasha Ross làm việc tại Cleveland Clinic cho biết, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa sức khỏe nướu và sức khỏe tim mạch, đều nhận định chúng có mối liên hệ với nhau.

Loại nước có thể gây ung thư, một số người vẫn uống hàng ngày

Con người có thể nhịn ăn một ngày nhưng không thể thiếu nước uống một ngày, nước là nguồn sống, nước là điều kiện cần thiết để con người tồn tại, sự tồn tại của con người không thể tách rời nước.

Nhưng nước uống cũng rất đặc biệt, nhiều người biết rằng không nên uống nước đun sôi để nguội và để qua đêm vì cho rằng nó chứa thành phần “gây ung thư” như nitrit, nhưng thực tế có phải vậy không?

Đúng là có nitrit trong nước để qua đêm và nước đun sôi hàng nghìn lần nhưng nói sẽ gây ung thư thì vô lý, thực ra bản thân nitrit không gây ung thư mà kết hợp với các amin, sản phẩm của quá trình phân hủy protein, mới gây ung thư, nên đừng lo nước để qua đêm có uống được không, nước đun đi đun lại nhiều lần cũng không phải lo có gây ung thư hay không. Nhưng không uống 2 loại nước này nữa.