Dự án khẩu trang phát hiện COVID-19 của nhà khoa học gốc Việt

Tiến sĩ Peter Nguyen, nhà khoa học gốc Việt tại Viện Wyss thuộc Đại học Harvard dẫn đầu dự án phát minh khẩu trang phát hiện COVID-19 trong vòng 90 phút.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, đội ngũ nhà khoa học tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã công bố sáng kiến kết hợp hoàn hảo giữa giải pháp đeo khẩu trang và xét nghiệm. Theo đó, các chuyên gia phát minh một dạng cảm biến sinh học có thể thay thế cả phòng thí nghiệm và đủ nhỏ để lắp vào khẩu trang. Đồng tác giả của sáng kiến này là tiến sĩ Peter Nguyen, nhà khoa học gốc Việt tại Viện Wyss thuộc Đại học Harvard.
"Khẩu trang chuẩn đoán này không chỉ có khả năng chống lây nhiễm nCoV mà còn có thể thay thế công việc của cả phòng xét nghiệm", tiến sĩ Peter Nguyen thuộc Viện Wyss thông tin.
Du an khau trang phat hien COVID-19 cua nha khoa hoc goc Viet
Tiến sĩ Peter Nguyen, nhà khoa học gốc Việt tại Viện Wyss thuộc Đại học Harvard. Ảnh: pqnguyen. 
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Nature Biotechnology, tiến sĩ Peter Nguyen cho biết người dùng đeo khẩu trang từ 15 - 30 phút rồi bấm nút trên cảm biến. Kết quả xét nghiệm COVID-19 sẽ xuất hiện trên dải màu tương tự như que thử thai, chỉ trong vòng 90 phút.
Cảm biến gắn vào khẩu trang được phát triển từ nghiên cứu trước đây của nhà nghiên cứu hàng đầu về công nghệ giải phóng tế bào sấy khô đông lạnh (wFDCF) Jim Collins.
“Với loại khẩu trang này, người dùng không chỉ góp phần ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan mà còn nhanh chóng phát hiện bản thân có nhiễm bệnh hay không”, tiến sĩ Peter Nguyen chia sẻ.
Cảm biến được chế tạo dựa trên nghiên cứu trước đó của đồng nghiệp tiến sĩ Peter Nguyen là nhà nghiên cứu Jim Collins. Để tạo ra cảm biến trên, nhóm của nhà khoa học gốc Việt đã chiết xuất và đông khô cơ chế phân tử mà tế bào thường dùng để xác định vật liệu di truyền như ADN và ARN. Thông tin này đóng vai trò như “dấu vân tay”, cho phép cảm biến không chỉ nhận dạng được SARS-CoV-2 mà còn nhận dạng chính xác các loại biến chủng.
“Thiết bị vận hành như cách thức da người hoạt động. Nhờ vậy, bạn có thể cảm giác ngay môi trường xung quanh với độ chính xác cao mà không cần chủ động làm gì cả”, tiến sĩ Peter Nguyen thông tin.
Theo tiến sĩ Peter Nguyen, việc tích hợp thiết bị xét nghiệm cho khẩu trang có thể loại bỏ nhiều rào cản trên thực tế và cung cấp kết quả nhanh chóng. Độ nhạy của thiết bị tương đương xét nghiệm RT-PCR tiêu chuẩn. Chi phí sản xuất cũng thấp khi giá thành tạo ra sản phẩm mẫu mất khoảng 5 USD (khoảng 115.000 đồng), không gồm chi phí đóng gói. Nhà khoa học gốc Việt cho hay sản phẩm sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều nếu đưa vào sản xuất đại trà.
Tiến sĩ Peter Nguyen cho biết thêm, ngoài vi rút gây bệnh COVID-19, công nghệ mới còn áp dụng để chẩn đoán các dịch bệnh khác như cúm mùa.
Luis Soenksen, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Wyss - đồng tác giả nghiên cứu tham gia dự án khẩu trang phát hiện COVID-19 cho biết công nghệ mới phát triển của họ còn có thể tích hợp trực tiếp vào vải. Do đó, sáng chế này có vô số ứng dụng, từ quân phục của những người lính để phát hiện hóa chất độc hại, tới lớp phủ trong phòng thí nghiệm để kiểm tra vi khuẩn kháng thuốc.
Tiến sĩ Peter Nguyen sống tại TP. Cambridge (tiểu bang Massachusetts), tốt nghiệp cử nhân khoa sinh hóa và triết học của Đại học Texas. Ông nhận bằng thạc sĩ ở Viện Cao học Keck (TP. Claremont, tiểu bang California) trước khi lấy bằng tiến sĩ sinh hóa của Đại học Rice (TP.Houston, tiểu bang Texas). Hiện tiến sĩ Peter Nguyen công tác tại Viện Wyss. Tại đây, ông tập trung nghiên cứu men vi sinh có thể lập trình và công nghệ phi tế bào đông khô (như trường hợp khẩu trang xét nghiệm), với ứng dụng phù hợp đa nền tảng.
Trong quá trình nghiên cứu cho các dự án sau tiến sĩ, ông Peter Nguyen đã phát minh và thiết kế công nghệ gọi là BIND (tạm dịch: Màn hình sợi nano tích hợp vào bản phim sinh học). Đây là công nghệ cho phép tái thiết kế vật liệu ngoại bào của vi khuẩn để đảm nhiệm các chức năng nhân tạo.
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Cậu bé trong hộp: Bí ẩn rùng rợn chưa được giải đáp

Một số giả thuyết đã xuất hiện, nhưng bí ẩn về cậu bé trong chiếc hộp vẫn chưa được giải đáp trong hơn 60 năm.

Trong nghĩa trang Ivy Hill ở Cedarbrook, Philadelphia, có một khu đất lớn được bao phủ gần như hoàn toàn bằng thú nhồi bông do các gia đình địa phương và du khách quyên góp. Tấm bia ghi "Đứa trẻ vô danh của nước Mỹ" - "America's Unknown Child", một lời nhắc nhở về đứa trẻ nằm bên dưới nó.

Người ta tìm thấy cậu bé đã chết và nằm một mình trong một chiếc hộp, và không ai có thể xác định được danh tính của cậu bé này. Vụ án cậu bé trong hộp là một trong những vụ án giết người kinh hoàng nhất Philadelphia, nó khiến cảnh sát phải đau đầu trong hơn 60 năm, và cho đến ngày nay, vẫn để lại hàng trăm câu hỏi chưa được giải đáp.

Vào tháng 2 năm 1957, một thợ săn chuột xạ hương trẻ tuổi bắt đầu kiểm tra bẫy của mình đặt gần một công viên ở phía bắc Philadelphia. Khi di chuyển giữa những chiếc bẫy, anh tìm thấy một hộp các tông nhỏ nằm trên mặt đất.

Cau be trong hop: Bi an rung ron chua duoc giai dap
Cậu bé trong hộp, được miêu tả trên một tờ rơi gửi cho cư dân các thị trấn xung quanh.

Bên trong là cơ thể trần truồng của một cậu bé, được quấn trong một chiếc chăn kẻ sọc. Lo sợ rằng cảnh sát sẽ tịch thu bẫy của mình nếu anh ta đi báo cảnh sát, người thợ săn trẻ tuổi đã phớt lờ nó và tiếp tục đi kiểm tra những chiếc bẫy của mình.

Vài ngày sau, một sinh viên đại học lái xe trên đường nhận thấy một chú thỏ đang chạy dọc theo đường cao tốc. Sinh viên này biết có bẫy trong khu vực và quyết định dừng lại để tìm bẫy nhằm đảm bảo cho con vật được an toàn. Tuy nhiên khi đi qua bụi rậm để tìm bẫy, anh ta bắt gặp chiếc hộp. Mặc dù quá cảm thấy rất sợ hãi, nhưng anh ta cũng đã gọi điện cho cảnh sát và báo cáo về cái xác.

Cậu bé trong hộp là ai?

Sau khi nhân được báo cáo sơ bộ về hiện trường, cảnh sát cho rằng cậu bé này còn khá nhỏ, chỉ khoảng 3 tới 7 tuổi, khi họ đến hiện trường và mở chiếc hộp ra thì bên trong đó là thi thể của một cậu bé gầy còm, bẩn thỉu, trong tình trạng nằm ngửa trong chiếc hộp carton, hai tay đặt ngay ngắn lên ngang bụng.

Tóc của cậu bé có vẻ như đã được cắt gần đây vì người ta tìm thấy rất nhiều sợi tóc vụn, nhỏ dính bê bết trên người. Các nhà điều tra dự đoán rằng tóc của cậu bé đã bị cắt sau khi tên giết người ra tay để che giấu danh tính thực sự của nạn nhân.

Cơ thể cậu bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và qua xét nghiệm tử thi cho thấy, cậu bé từng là nạn nhân của lạm dụng với chi chít những vết sẹo và bầm tím, đặc biệt là ở đầu, mặt, mắt cá chân, bẹn và cằm.

Cau be trong hop: Bi an rung ron chua duoc giai dap-Hinh-2
Hiện trường vụ án nơi tìm thấy cậu bé trong chiếc hộp.

Ban đầu, cảnh sát Philadelphia nghĩ rằng đây cũng giống như bao vụ án khác và vội khẳng định: "Chúng tôi sẽ sớm tìm ra danh tính của nạn nhân trong nay mai thôi". Tuy nhiên mọi cuộc điều tra đều dần đi vào ngõ cụt, và ngay cả việc lấy dấu vân tay từ hiện tường cũng chẳng thể giúp ích được gì.

Trong vài năm tiếp theo, hơn 400.000 tờ rơi đã được gửi đến khắp các khu vực của Philadelphia, cũng như các thị trấn khác ở Pennsylvania. Pháp y cũng đã tái tạo khuôn mặt của cậu bé và đưa vào tất cả các áp phích. Tờ rơi được dán ở đồn cảnh sát, bưu điện, và thậm chí còn được cho vào phong bì đựng hóa đơn tiền xăng của mỗi gia đình, nhưng vẫn không có ai biết đứa trẻ này là ai.

Bản thân hiện trường vụ án cũng đã được khám xét nhiều lần, nhưng ngoài một số đồ vật như chiếc hộp chứa thi thể nạn nhân, một chiếc chăn cũ bị xé làm đôi, một chiếc mũ màu xanh thì họ cũng chẳng phát hiện được gì thêm. Cho đến ngày nay, danh tính của cậu bé vẫn còn là một bí ẩn và những thông tin chúng ta biết được ở hiện tại cũng chỉ như những gì người ta biết vào năm 1957 mà thôi.

Cau be trong hop: Bi an rung ron chua duoc giai dap-Hinh-3

Các giả thuyết

Năm 1960, một nhân viên của văn phòng giám định y khoa được một nhà ngoại cảm cho biết rằng cậu bé trong chiếc hộp đến từ một nhà nuôi dưỡng ở địa phương. Cảnh sát đã điều tra về nhà nuôi dưỡng và tìm thấy những chiếc chăn được treo trên dây phơi quần áo của nhà nuôi dưỡng rất giống với chiếc chăn được tìm thấy ở hiện trường.

Do đó, nhân viên này đã cho rằng cậu bé được sinh ra bởi con gái của người đàn ông điều hành nhà nuôi dưỡng và cái chết của cậu bé là do ngẫu nhiên. Tuy nhiên giả thuyết thì vẫn chỉ là giả thuyết và không có bằng chứng cụ thể hay mối liên hệ nào được tìm thấy giữa cậu bé trong hộp và nhà nuôi dưỡng.

Mãi đến hơn 40 năm sau, một giả thuyết gây sốc khác mới xuất hiện.

Cau be trong hop: Bi an rung ron chua duoc giai dap-Hinh-4

Vào năm 2002, một người phụ nữ, chỉ được gọi là "M", nói rằng cậu bé này đã được mẹ của cô mua lại từ một gia đình khác. Người phụ nữ này còn khẳng định rằng cậu bé đã bị lạm dụng tình dục và bị ngược đãi trong vài năm tại nhà của cô. M khai rằng sau khi cậu bé nôn ra bữa tối với món đậu nướng, mẹ cô đã đập đầu cậu vào tường để trừng phạt. Sau đó, cô đã cố gắng tắm cho cậu bé, và trong thời gian đó cậu bé đã chết.

Ban đầu, cảnh sát cảm thấy rằng có lẽ họ chuẩn bị giải mã được vụ án này, vì quả thực trong quá trình khám nghiệm tử thi, họ phát hiện vẫn còn sót lại một chút đậu nướng trong dạ dày của cậu bé, và các ngón tay của cậu có vẻ như bị cũng đã bị ngâm trong nước trước đó - đây là hai thông tin không hề được công khai và chia sẽ với công chúng. Hơn nữa người phụ nữ này cũng miêu tả cậu bé có một mái tóc dài trước đó rồi đã được cắt ngắn đi trước khi sự việc xảy ra, điều này phù hợp với giả thuyết của phía cảnh sát rằng tóc của cậu bé đã bị cắt trước khi qua đời.

Tuy nhiên khi cảnh sát đến gia đình người phụ nữ này điều tra thì không có kết quả gì. Và lúc này cảnh sát bắt đầu để ý tới bản thân của người phụ nữ M. Sau khi tìm hiểu lý lịch của M, họ phát hiện tiền sử mắc bệnh tâm thần nặng. Và tất cả bạn bè cũng như hàng xóm của cô đều phủ nhận việc từng nhìn thấy một đứa trẻ trong nhà người phụ nữ này. Do đó, vụ án vẫn chưa thể được giải mã.

Một số giải thuyết khác cũng đã được đưa ra trong nhiều năm, nhưng có vẻ như bí ẩn về cậu bé trong chiếc hộp có thể không bao giờ được giải đáp, và “Đứa trẻ vô danh của nước Mỹ” có thể sẽ mãi như vậy. Danh tính của cậu bé trong chiếc hộp và những gì xảy ra với em đến nay vẫn còn là một bí ẩn  

Nhà khoa học Marie Curie chết vì phát minh “con đẻ“?

Nhà khoa học Marie Curie nổi tiếng thế giới khi nhận được 2 giải Nobel. Trong số này, bà nổi tiếng với việc tìm ra Radium. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ chính phát minh "con đẻ" này khiến bà tử vong năm 1934. 

Nha khoa hoc Marie Curie chet vi phat minh “con de“?
Sinh năm 1867 tại Warsaw, Ba Lan, nhà khoa học Marie Curie được nhớ đến là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử thế giới (tính đến thời điểm hiện nay) nhận được 2 giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau.  

Tan chảy vẻ đẹp cừu mũi đen "dễ thương nhất thế giới"

Những chú cừu mũi đen dễ thương nhất trên thế giới được sinh ra lần đầu tiên ở Úc, sau khi phôi được nhập khẩu từ Anh.

Tan chay ve dep cuu mui den
Sinh ra từ dãy núi Alps của Thụy Sĩ, những con cừu mũi đen Valais theo truyền thống được nuôi để lấy thịt và len, nhưng ngoại hình và tính khí hiền lành của chúng đã khiến chúng trở thành vật nuôi hiền lành bậc nhất.