“Drama” ngóng "sĩ tử" thi tuyển sinh lớp 10

Mùa thi đến, không chỉ các sĩ tử căng như dây đàn mà ở một “mặt trận” khác, các bậc phụ huynh cũng diễn ra những “vở drama” đầy cảm xúc và kịch tính. 

Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025, không chỉ các em học sinh lớp 9 tất bật ôn tập, thi xong thì hồi hộp chờ đợi kết quả, mà phụ huynh cũng "căng như dây đàn". Hiện tượng cha mẹ lo lắng thái quá, can thiệp sâu vào quá trình thi cử của con đang trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội.

Phụ Huynh "Nóng" Hơn Cả Thí Sinh

Ngay từ những ngày ôn thi, “drama” đã bắt đầu nhen nhóm. Mẹ A thì tất tả ngược xuôi tìm thầy giỏi, lớp tốt, rồi lại loay hoay với thực đơn “siêu bổ não” từ trứng gà, cá chép đến các loại hạt dinh dưỡng đắt đỏ. Bố B thì nghiêm khắc hơn, cấm tiệt mọi hình thức giải trí, “thiết quân luật” giờ giấc học hành, thỉnh thoảng lại đi qua đi lại thở dài đánh thượt như thể chính mình sắp vào phòng thi.

h2.png
Phụ huynh làm tâm lý kĩ càng cho các "sĩ tử" trước khi vào trường thi.

Câu cửa miệng những ngày này thường là: “Con ơi, học bài đi!”, “Món này bổ lắm, ăn đi con!”, “Đừng có chơi game nữa, tập trung vào!”. Đôi khi, chỉ một cái ngáp dài của sĩ tử cũng đủ làm bùng lên một “cơn bão” lo lắng từ phụ huynh.

Chị Nguyễn Thu Hà (quận Hà Đông, Hà Nội), có con gái học lớp 9, chia sẻ: "Thật sự tôi mất ngủ nhiều hơn con gái mình. Cứ tối nào cũng thức đến 2-3h sáng lo nghĩ về kỳ thi. Con thì vẫn ngủ ngon lành, còn tôi thì suy nghĩ mãi về điểm chuẩn năm nay sẽ thế nào."

Tương tự, anh Trần Văn Hùng (quận Thanh Xuân) thừa nhận: "Tôi check điểm chuẩn các năm trước hàng ngày, lên mạng tìm hiểu thông tin về các trường THPT. Con gái tôi bảo "ba lo nhiều hơn con", nhưng tôi không thể không lo được."

Khảo sát nhanh trên nhóm phụ huynh học sinh lớp 9 cho thấy, gần 80% cha mẹ thừa nhận họ lo lắng và căng thẳng không kém con em mình, thậm chí có người còn "stress" hơn cả thí sinh.

Những kiểu "ngóng sĩ" tử điển hình

Team “Lo sốt vó” nhóm phụ huynh này thường không giấu được cảm xúc. Đi đi lại lại, chắp tay khấn vái, gọi điện thoại liên tục cho người thân “cập nhật tình hình” (dù tình hình cũng chỉ là… đứng chờ). Có người còn mang theo cả quạt giấy, nước uống, khăn lạnh sẵn sàng “tiếp ứng” cho sĩ tử ngay khi ra khỏi phòng thi.

Chị Lê Thị Hoa (Đống Đa, Hà Nội) kể lại những lần đưa con đi thi: "Thời điểm căng thẳng nhất là ngay khi bóng lưng các con bước khuất khỏi tầm mắt vào phòng thi. Cảm xúc lúc đó thật lo lắng, ngay từ sáng trước khi bước chân ra khỏi nhà, tôi và con đã thắp hương xin ông bà, tổ tiên phù hộ. Trên đường đi, tôi làm tâm lý với con phải bình tĩnh, tập trung nhưng chính tôi lúc đó lại là người rối bời nhất...."

h1.jpg
Những ông bố, bà mẹ cũng cùng "thi" với các sĩ tử.
  • Team “Điềm tĩnh giả vờ” là những phụ huynh cố tỏ ra bình thản, ngồi một góc đọc báo, lướt điện thoại nhưng ánh mắt thì không rời đồng hồ và cánh cổng. Thỉnh thoảng lại buông một câu vu vơ: “Chắc làm được thôi, đề năm nay nghe nói cũng không khó lắm” (dù trong lòng thì như lửa đốt).

Anh Thanh Thắng (Ba Đình, Hà Nội) nói: "Thực ra mình cũng sốt ruột lắm chứ nhưng bây giờ con cũng đã vào phòng thi rồi nên cũng chẳng thể làm cách nào được. Cũng chỉ biết ngồi ngoài chờ và tán chuyện với các phụ huynh khác thôi chứ chẳng biết làm gì hơn".

Team “Hậu cần vững chắc” là các mẹ, các chị chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ, nước uống mát lạnh. Thậm chí có người còn mang theo cả ghế xếp để “cắm chốt” cho bằng được. Họ lo con thi xong sẽ đói, sẽ mệt, cần được “nạp năng lượng” ngay tức khắc.

Và rồi, tiếng trống báo hết giờ làm bài vang lên như một hồi chuông kết thúc màn “tra tấn” tinh thần. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía cổng trường. Một vài bóng áo trắng xuất hiện, đám đông bắt đầu xôn xao.

Sĩ tử đầu tiên bước ra, một “rừng” phụ huynh ùa tới. Những câu hỏi dồn dập: “Làm bài được không con?”, “Đề có khó không?”, “Có bỏ câu nào không?”.

Sau khi nhận được câu trả lời của các sĩ tử như cười tươi rói, tự tin khoe “trúng tủ”. Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm, mặt mày giãn ra, có người còn nhảy cẫng lên vì vui sướng. Nụ cười và những cái ôm thật chặt là cái kết đẹp cho những giờ phút căng thẳng.

Còn với những sĩ tử mặt buồn xo, mắt rưng rưng. Phụ huynh dù lòng đau như cắt nhưng vẫn cố gắng động viên: “Không sao con ạ, còn nhiều cơ hội khác”, “Thôi, thi xong rồi, về nhà nghỉ ngơi”. Nhưng đâu đó vẫn có tiếng thở dài, những ánh mắt thoáng chút thất vọng.

h3.jpg
“Drama” ngóng sĩ tử có lẽ sẽ không bao giờ có hồi kết bởi đó là câu chuyện muôn thuở của tình yêu thương và sự kỳ vọng.

Cứ thế, mỗi môn thi kết thúc là một lần “hạ màn” với đủ mọi sắc thái. Niềm vui, nỗi buồn, sự hy vọng và cả những lo âu cứ đan xen, tạo nên một bức tranh đa dạng và sống động về tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ.

“Drama” ngóng sĩ tử có lẽ sẽ không bao giờ có hồi kết, bởi đó là câu chuyện muôn thuở của tình yêu thương và sự kỳ vọng. Dù có “diễn sâu” đến đâu, thì sau tất cả, điều mà các bậc phụ huynh mong muốn nhất vẫn là nhìn thấy con mình trưởng thành, vững bước trên con đường đã chọn. Và có lẽ, chính những “drama” này lại là gia vị đặc biệt, khiến mùa thi trở nên đáng nhớ hơn trong ký ức của mỗi gia đình.

TS.BS Ngô Anh Vinh - Phó trưởng Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Căng thẳng, lo âu và trầm cảm thường diễn biến âm thầm, là kết quả của cả quá trình trẻ phải chịu áp lực về học tập - thi cử.

Hiện tượng phụ huynh "ngóng sĩ tử" quá mức có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực. Khi bố mẹ thể hiện sự lo lắng thái quá, điều này sẽ truyền sang con em. Trẻ sẽ cảm thấy áp lực gấp đôi - vừa phải lo cho bản thân, vừa phải lo cho cảm xúc của bố mẹ.

Mùa thi lớp 10 không chỉ là thử thách đối với học sinh mà còn là "bài test" lớn đối với phụ huynh về cách quản lý cảm xúc và hỗ trợ con em một cách hiệu quả. Như lời chia sẻ của một phụ huynh trên mạng xã hội: "Con thi là con thi, mình chỉ việc hỗ trợ thôi. Đừng để nỗi lo của mình trở thành gánh nặng cho con."

Cuối cùng, dù kết quả thi như thế nào, điều quan trọng nhất vẫn là sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con trẻ. Bởi con đường học vấn chỉ là một phần trong hành trình dài của cuộc đời.

5 vấn đề khi thi vào lớp 10 TPHCM thí sinh cần lưu ý

Kỳ thi lớp 10 TPHCM diễn ra ngày 6-7/6. Thí sinh đặc biệt lưu ý một số vấn đề để tránh mất điểm, bị kỷ luật, đình chỉ, vi phạm quy chế thi.

Làm thủ tục phải đưa đủ giấy tờ

9h30 ngày 5/6, thí sinh có mặt tại điểm thi lớp 10 ghi trong phiếu báo danh để kiểm tra thông tin và nghe hướng dẫn quy chế thi lớp 10.

Thi lớp 10, giáo viên chia sẻ chiến thuật “lội ngược dòng” phút chót

Kỳ thi lớp vào lớp 10 cận kề, "căng hơn thi đại học", các giáo viên chia sẻ bí kíp rèn kỹ năng, chiến thuật làm bài và giữ tâm lý vững vàng để "vượt vũ môn".

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 sẽ diễn ra ngày 7 và 8/6. Đối với tuyển sinh lớp 10 trường chuyên Hà Nội, các thí sinh sẽ thi vào ngày 9/6. Đây là thời điểm các thí sinh đang dốc hết sức ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi được đánh giá là "căng thẳng hơn cả thi đại học”.

Rèn luyện phân tích đề, kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng làm bài

Giành lại sự sống cho bé gái 11 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ

Một bé gái 11 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ dẫn đến ngừng tuần hoàn hô hấp, may mắn bé đã được các bác sĩ giành lại sự sống.

Bé gái 11 tuổi đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi bị cửa cuốn tự động của gia đình kẹp vào vùng cổ, dẫn đến ngừng tuần hoàn. Nhờ sự can thiệp khẩn trương và điều trị tích cực của các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đã được cứu sống kịp thời.

Trước đó, vào chiều ngày 15/5, bé gái đang trên đường đi học đã quay lại nhà do để quên đồ. Trong lúc cúi người đi qua cửa cuốn tự động, do hệ thống cảm biến an toàn bị hỏng, cửa không tự dừng khi gặp vật cản, khiến trẻ bị kẹp cổ trong khoảng 5-7 phút. Tai nạn khiến trẻ tím tái, ngừng tuần hoàn hô hấp. Rất may, người dân xung quanh kịp thời phát hiện, nhanh chóng thực hiện ép tim tại chỗ và đưa trẻ đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Tại đây, trẻ xuất hiện tình trạng co giật và suy tuần hoàn nghiêm trọng. Ngay lập tức, trẻ được đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.