Đời gian truân của “người đẹp Tây Đô” tình báo Lâm Thị Phấn

Cuộc đời Thiếu tá tình báo Lâm Thị Phấn được viết thành tiểu thuyết mang tên "Người đẹp Tây Đô". Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bông hồng đẹp đã có một cuộc đời gian truân nhưng vẻ vang.

Xinh đẹp và cuộc hôn nhân sắp đặt vào nhà hào môn
Người đẹp Tây Đô là bộ phim nổi tiếng của Việt Nam khắc họa về một nhân vật có thật trong lịch sử, thiếu tá tình báo, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lâm Thị Phấn.
Doi gian truan cua “nguoi dep Tay Do” tinh bao Lam Thi Phan
 Người đẹp Tây Đô Lâm Thị Phấn.
Phim của cố đạo diễn Lê Cung Bắc được xây dựng theo dòng hồi tưởng của nhân vật trong khoảng thời gian từ năm 1940 - 1954... Tuy nhiên ít ai biết rằng, nữ tình báo Lâm Thị Phấn ngày ấy đã có một cuộc đời gian truân nhưng đầy vẻ vang.
Bà Lâm Thị Phấn còn được biết đến với cái tên Lâm Thị Élise (1918 - 2010), sinh ra trong một gia đình học thức, danh giá của dòng họ Lâm tại Cần Thơ thời bấy giờ. Cha của bà là ông Lâm Văn Phận, hiệu trưởng trường Taberd, một trường trung học ở Cần Thơ dưới thời Pháp thuộc nay được gọi là trường Châu Văn Liêm.
Bà Lâm Thị Phấn nổi tiếng là người con gái toàn vẹn cả về sắc và tài nên được đặt cho cái tên trìu mến là “Người đẹp Tây Đô”.
Bà được gia đình sắp đặt kết hôn với một người họ hàng của công tử Bạc Liêu, là cháu đích tôn của bá hộ, người được xem là Vua lúa gạo Nam Kỳ thời bấy giờ.
Gia đình nhà bá hộ đó hy vọng, với sự thông minh bà Phấn sẽ quán xuyến công việc gia đình cũng như cảm hóa người con trai quanh năm chỉ biết ăn chơi trác táng.
Cũng vì tính cách này của ông chồng, nên hai người xảy ra nhiều xích mích, bất đồng. Đây là lý do, không lâu sau đó cuộc hôn nhân tan vỡ.   
15 năm mới gặp lại con
Sau khi tự do, bà Lâm Thị Phấn tham gia hoạt động cách mạng. Nhờ ngoại hình xinh đẹp, lại có trình độ học vấn cao (bằng tú tài Pháp) được quân đội Pháp đặt biệt danh là Thần Vệ Nữ phương, Đông Lâm Thị Phấn dễ dàng chiếm được sự tin yêu của quân địch.
Doi gian truan cua “nguoi dep Tay Do” tinh bao Lam Thi Phan-Hinh-2
Diễn viên Việt Trinh (phim Người đẹp Tây Đô) và bà Lâm Thị Phấn thời trẻ. 
Sau một thời gian hoạt động, bà được tin tưởng giao nhiệm vụ trở lại nội thành Cần Thơ xây dựng đội ngũ điệp báo (hoạt động trong lòng địch). Tại đây, bà có những đóng góp thầm lặng nhưng rất vẻ vang, giúp quân và dân ta nhiều lần xoay chuyển tình thế, chống trả quân địch.
Đặc biệt, bà cảm hóa được ông Trần Hiến, phiên dịch rất được lòng của quân Pháp. Cũng từ đây mối tình chớm nở, hai người kết hôn và cùng nhau hoạt động cách mạng
Tháng 12/1954, bà với ông Trần Hiến tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ và sinh cô con gái Trần Hồng Hạnh.
Tháng 10/1962, tạm biệt chồng, con (khi đó khoảng 2 tuổi), bà quay lại miền Nam hoạt động tình báo. Bà được giao nhiệm vụ phụ trách hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất trong chính quyền Sài Gòn.
Mãi đến năm 1975, sau 15 năm xa cách, bà Lâm Thị Phấn mới được gặp lại con gái của mình. 
Kể lại thời điểm gặp mẹ, chị Hạnh - con gái bà Lâm Thị Phấn chia sẻ: Tôi bạo dạn tới gần hỏi: "Bác có phải là mẹ của cháu không?". Người phụ nữ xinh đẹp ấy thoáng chút bỡ ngỡ, chậm rãi bước đến gần và nhìn chị.
Bà hỏi chị Hạnh, cháu tên gì, mẹ cháu tên gì, cháu ở với ai?. Khi đã xác minh được chính xác đứa con gái ruột của mình đang đứng trước mặt, Người đẹp Tây Đô vội vàng ôm con gái vào lòng và khóc nức nở và nói trong nghẹn ngào rằng: "Bác là mẹ của con đây".
Sau hôm hội ngộ ấy, bà Lâm Thị Phấn dẫn con gái theo đoàn quân giải phóng vào tiếp quản miền Nam Việt Nam. Và từ đó, chị ở lại miền Nam bên mẹ, người phụ nữ vĩ đại sau 15 năm mới hội ngộ.
Sau này, cuộc đời nữ tình báo xinh đẹp là nguồn cảm hứng để nhà văn Trầm Hương viết tác phẩm "Người đẹp Tây Đô", sau đó được dựng thành phim cùng tên. Bộ phim đã làm nên tên tuổi của hàng loạt diễn viên như Việt Trinh, Hồng Ánh...

Mời độc giả xem video:Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên MXH. Nguồn: VTV24.


Thi thể trùm phát xít Adolf Hitler được xử lý thế nào?

Vào ngày 30/4/1945, trùm phát xít Adolf Hitler cùng với người vợ mới cưới Eva Braun tự sát trong hầm ngầm ở Berlin, Đức. Trước khi tìm đến cái chết, nhà độc tài Đức quốc xã dặn dò thân tín tiêu hủy thi thể của mình. 

Thi the trum phat xit Adolf Hitler duoc xu ly the nao?
 Những ngày cuối tháng 4/1975, quân đội Đức quốc xã liên tiếp gặp thất bại trên các chiến trường. Lực lượng đồng minh giành được những chiến thắng quan trọng và ngày càng tiến gần thủ đô Berlin. Nhận thấy ngày tàn của Đức quốc xã đã đến, trùm phát xít Adolf Hitler lên kế hoạch cho cái chết của mình. 

Bất ngờ quan niệm chữa bệnh của bậc thầy ung thư, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng

GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng là người có công xây dựng và phát triển chiến lược phòng chống ung thư ở Việt Nam được giới y sĩ, bác sĩ phong tặng danh hiệu bậc thầy về ung thư. Ông có cách sống, cách chữa bệnh độc đáo, hết mình vì bệnh nhân. 

Ăn vừa, ngủ đủ, thở đều, sống vui…

Nguyễn Trường Tộ và bi kịch canh tân đất nước không thành

Nguyễn Trường Tộ là một danh sĩ, nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông gửi lên triều đình Huế khoảng 60 bản đề xuất canh tân đất nước. Những đề nghị của ông không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo.

Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh
 Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 trong một gia đình công giáo, cha làm nghề thuốc Đông y tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-2
 Nguyễn Trường Tộ là người đặc biệt thông minh, học một biết mười, “bác văn cường ký”, được ca ngợi là “Trạng Tộ”. Ông lại có may mắn được tiếp nhận cả hai nguồn văn hóa Đông và Tây, cổ và kim.
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-3
Năm 20 tuổi, Nguyễn Trường Tộ sang Pháp, Italya, Hồng Kông học hỏi và tiếp xúc với những nền văn minh lớn, ông có điều kiện mở rộng kiến thức và văn hóa.
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-4
Vì thế ngay khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trong ông đã hình thành những tư tưởng cách tân muốn được đem giúp nước, giúp đồng bào. 
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-5
Nguyễn Trường Tộ gửi đến vua Tự Đức và triều đình Huế khoảng 60 bản điều trần, kiến nghị. Nội dung đề cập đủ mọi lĩnh vực.

Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-6
 Trong đó, lĩnh vực giáo dục được đánh giá mang tính tiên phong, toàn diện, vừa có tính hệ thống, vừa mang tính cụ thể và thiết thực với ba chủ trương nổi bật: chủ trương phê phán hư học; chủ trương thực học; chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây.
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-7
Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình đều được triều đình bàn đi tính lại. Nhưng hầu hết các đề xuất của ông đều không được sử dụng. 
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-8
Nguyên nhân chính là bối cảnh chính trị - xã hội đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế hoạch canh tân của ông. Ngoài ra triều đình nhà Nguyễn còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu. 
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-9
Mặc dù không được Triều đình trọng dụng, nhưng lòng Nguyễn Trường Tộ vẫn mong được phò vua, cứu dân. Tấm lòng ấy thể hiện rất rõ qua những bài thơ mà ông để lại: "Mặt trời cho dẫu không soi đến/Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ" hay: "Ngụy Tào sống gửi Từ Nguyên Trực/Tần Lã không thờ Lỗ Trọng Tiên".
Nguyen Truong To va bi kich canh tan dat nuoc khong thanh-Hinh-10
Năm 1871, Nguyễn Trường Tộ mất ở tuổi uổi 43, trên quê hương mình tại Giáo xứ Xã Đoài). Ông ra đi ở độ tuổi đang chín, trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết.

Mời độc giả xem video:G7 ủng hộ các mục tiêu bảo vệ môi trường. Nguồn: THDT.