Chuyện chưa kể về phút cứu người bằng “công nghệ nông dân”

Trong tình huống ngặt nghèo, bằng lòng dũng cảm, sự nhanh trí, trách nhiệm... anh Nghĩa đã cứu sống 3 đứa trẻ giữa sông bằng chiếc drone phun thuốc của mình.

Trưa ngày 3/7, trong lúc đang làm việc gần cầu Bến Mộng (xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai), anh Trần Văn Nghĩa bất ngờ nghe tiếng người dân hô hoán kêu cứu vì có trẻ nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước.

anh-nghia.jpg
"Người hùng" Trần Văn Nghĩa (trú xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai) bên Drone phun thuốc sâu cứu hai em nhỏ giữa dòng lũ. Ảnh" NVCC.

Anh nông dân Trần Văn Nghĩa (trú xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai) không phải chiến sĩ cứu hộ, cũng chẳng mang quân phục hay thiết bị chuyên dụng nào ngoài một chiếc drone nông nghiệp DJI T50 dùng để phun thuốc cho khoai lang. Thế nhưng, chính chiếc máy bay ấy và sự nhanh trí cùng tấm lòng không chần chừ trước hiểm nguy đã trở thành cứu tinh cho ba em nhỏ bị cô lập giữa dòng nước lũ.

Ứng biến nhanh, cứu mạng người

Anh Trần Văn Nghĩa cho hay, trưa 3/7, khi anh đang làm việc gần cầu Bến Mộng, anh Nghĩa nghe tiếng kêu cứu thất thanh từ phía bờ sông. Nhìn sang, anh thấy ba cháu nhỏ tuổi từ 10 đến 13 – đi chăn bò – mắc kẹt giữa một bãi bồi giữa sông. Đàn bò đã qua bờ an toàn, nhưng các em thì bị nước lũ từ thượng nguồn đổ về chia cắt, cô lập hoàn toàn.

“Chỉ vài phút mà nước đã dâng gần nửa mét, dòng chảy xiết lắm. Mấy anh em trong làng bơi ra nhưng chưa kịp đến nơi đã phải quay lại”, anh Nghĩa kể lại.

anh-nghia-2.jpg
Giữa dòng nước lũ, em bé được đưa vào bờ từ chiếc Drone. Ảnh: NVCC.

Khi người lớn vẫn còn hoang mang tìm cách tiếp cận, anh Nghĩa bỗng nảy ra một ý tưởng táo bạo: sử dụng chiếc máy bay không người lái DJI T50 mà anh đang dùng để phun thuốc, để tiếp cận và cứu các cháu.

“Ban đầu nhiều người ngăn vì nguy hiểm, drone mà rơi giữa nước thì càng rối. Nhưng tôi nghĩ nếu không làm gì, các cháu có thể bị cuốn đi”, anh nhớ lại giây phút quyết định.

Chiếc drone có khả năng tải tới 50kg. Anh buộc một sợi dây vào phần thân máy bay, cho drone bay ra điểm các cháu đang đứng để lần lượt kéo từng em vào bờ, với sự hỗ trợ dưới nước của người dân.

Trong suốt 10 phút căng thẳng, anh vừa điều khiển vừa liên tục dò nước, điều chỉnh hướng và độ cao. Trong giây phút căng thẳng, tim anh đập loạn nhịp, “mỗi lần thấy dây căng là thót cả ruột.

Bằng sự mưu trí, dũng cảm từ anh, hai em nhỏ lần lượt được cứu, còn một em được người nhà chèo thuyền ra đón khi nước bắt đầu dâng ngập vị trí các cháu đứng tới gần 2m. Mọi người thở phào, tiếng vỗ tay vang lên bên bờ sông.

“Sau khi cứu xong, dân làng mừng lắm, người nhà các cháu mời tôi về nhà cảm ơn nhưng tôi từ chối, trở lại làm việc luôn”, anh cười hiền.

“Mưa lời khen” cho “người hùng” nông dân

Tình huống ứng biến đầy sáng tạo này không chỉ cứu sống các em nhỏ mà còn khiến nhiều người xúc động, khâm phục. Trên các diễn đàn, group, hành động đẹp của anh Nghĩa nhận được “mưa lời khen” từ cộng đồng mạng. Hàng nghìn bình luận đã bày tỏ sự xúc động và cảm phục dành cho người nông dân giản dị này.

anh-nghia-3.jpg
Những hình ảnh gây xúc động, chạm trái tim nhiều người.

Nhiều người gọi anh là “người hùng áo nâu” giữa đời thường. Một tài khoản Facebook chia sẻ: “Đây mới thực sự là người hùng. Không cần áo choàng, chỉ cần một trái tim dũng cảm". Có người thì nghẹn ngào: “Anh Nghĩa không chỉ cứu ba đứa trẻ, mà còn cứu cả niềm tin của chúng tôi vào lòng tốt giữa cuộc sống này". Một bình luận khác xúc động viết: “Không phải siêu nhân, không phải lính cứu hộ chuyên nghiệp, mà lại làm được điều phi thường – chỉ bằng một chiếc drone và tấm lòng yêu người”.

Nhiều bạn trẻ bày tỏ lòng ngưỡng mộ: “Sau này, khi lớn lên, ba đứa nhỏ ấy sẽ không bao giờ quên chú nông dân đã cho chúng cơ hội sống thứ hai”. Những lời khen như “Quá sáng tạo, quá nhân văn”, “Pha xử lý còn cảm động hơn cả phim hành động” hay “Tấm lòng Việt Nam giữa dòng nước dữ” xuất hiện dày đặc dưới các bài đăng chia sẻ đoạn video về vụ việc. Có thể nói, trong mắt cộng đồng, hành động của anh Nghĩa không chỉ là cứu người mà còn là nguồn cảm hứng lay động trái tim.

Ông Phạm Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Ia Tul cho hay, hành động cứu người của anh Nghĩa là “đáng tuyên dương”. Lãnh đạo xã cũng xác nhận cả ba em nhỏ trong video được chia sẻ trên mạng xã hội đều là người dân địa phương, và anh Nghĩa là người đầu tiên nảy ra phương án dùng drone cứu người.

“Trong tình huống khẩn cấp mà bình tĩnh, sáng tạo và dám hành động như vậy là rất hiếm”, ông Đức nói.

Sông Ba – con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung – vốn là dòng nước dữ mỗi mùa mưa. Đoạn qua tỉnh Gia Lai có nhiều nhánh, mô đất, và nhà máy thủy điện thượng nguồn thường xả lũ khiến nước lên nhanh, bất ngờ. Tai nạn sông nước ở khu vực này từng xảy ra, nhưng chưa ai nghĩ đến việc dùng máy bay nông nghiệp để cứu người cho đến ngày 3.7.

Sự ứng biến của anh Trần Văn Nghĩa – một người nông dân bình thường không chỉ cứu mạng các em nhỏ, mà còn khơi lên hy vọng và niềm tin giữa những dòng nước cuộn xiết của đời sống.

Video phút cứu người bằng "công nghệ nông dân" của "người hùng" Trần Văn Nghĩa".

Phát hiện bị chê cười, 28 năm sau giành giải Nobel

Đoạt giải Nobel Vật lý 2016, GS. Duncan Haldane chia sẻ hành trình đầy chông gai khi ý tưởng đột phá của ông từng bị các giáo sư gạo cội cho là "vớ vẩn".

Giành giải Nobel Vật lý, công trình của GS. Duncan Haldane đã mở ra cánh cửa vào một thế giới vật chất chưa từng được biết đến. Nhưng đằng sau vinh quang đó là một câu chuyện về sự kiên định, niềm tin sắt đá vào ý tưởng của mình khi phải đối mặt với sự nghi ngờ và cả lời chê bai cay nghiệt.

gs-duncan2.jpg
GS. Duncan Haldane.

GS gốc Việt phát hiện "giờ vàng" diệt tế bào ung thư

Những phát hiện của GS Đặng Văn Chí đã mở ra một hướng đi đầy hy vọng trong cuộc chiến chống ung thư.

Giáo sư Đặng Văn Chí (sinh năm 1954 tại TP.HCM) hiện là Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu ung thư Ludwig (Mỹ), được biết đến là nhà khoa học nghiên cứu về ung thư và nhà huyết học-ung thư học nổi tiếng toàn cầu. Những công trình của ông tập trung vào các tế bào ung thư và di truyền, đặc biệt là cách mà tế bào ung thư sử dụng năng lượng.

Ông là tác giả của 2 cuốn sách, hơn 250 bài báo và chương sách về khoa học cũng như y học. Với khoảng 60.814 trích dẫn khoa học trên Google Scholar, ông là một trong những nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất về ung thư.

Giáo sư đàm phán 60 tỷ đô tiết lộ bí quyết thành công

Từng thương thuyết các hợp đồng trị giá 60 tỷ USD, GS Phan Văn Trường chia sẻ 6 bí quyết thành công và hành trình vượt rào cản ngoại ngữ để vươn xa.

Giáo sư Phan Văn Trường là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực quản trị và đàm phán quốc tế. Từ những năm 1990, ông từng đảm nhiệm vai trò cố vấn thường trực cho Chính phủ Cộng hòa Pháp trong lĩnh vực thương mại toàn cầu. Với những cống hiến nổi bật, ông đã vinh dự được Tổng thống Pháp trao Huân chương Ghi công năm 1990 và Bắc đẩu Bội tinh năm 2006. Đến năm 2010, ông tiếp tục được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

gs-phan-van-truong.jpg
GS Phan Văn Trường.