Doanh nhân nào đứng sau chuỗi siêu thị Aloha Mall

Công ty TNHH Thái Hưng được thành lập từ năm 2005, đăng ký trụ sở tại số nhà 2269, đường Hùng Vương, tổ 92, khu 8, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đầu tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chấp thuận cho Công ty TNHH Thái Hưng chuyển đổi hơn 1,3ha đất nông nghiệp mà doanh nghiệp này mua gom từ các hộ gia đình, cá nhân sang đất thương mại dịch vụ để thực hiện dự án siêu thị Aloha Mall Phú Lương.
Đây sẽ là siêu thị Aloha Mall thứ 3 của Thái Hưng tại tỉnh Thái Nguyên và là siêu thị thứ 13 trong chuỗi thương hiệu Aloha Mall.
Doanh nhan nao dung sau chuoi sieu thi Aloha Mall
Một siêu thị Aloha Mall.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Thái Hưng được thành lập từ năm 2005, đăng ký trụ sở tại số nhà 2269, đường Hùng Vương, tổ 92, khu 8, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Thời điểm tháng 9/2012, công ty có vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Ông Lê Khánh Thiện (SN 1966) làm giám đốc/người đại diện pháp luật. Đến nay, ông Lê Khánh Thiện vẫn là giám đốc công ty, song ông không phải là chủ sở hữu thực sự.
Người sở hữu đứng sau chuỗi siêu thị Aloha Mall là ông Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1963) đến từ Phú Thọ khi nắm tới 86,52% tỷ lệ sở hữu tại Thái Hưng.
Doanh nhan nao dung sau chuoi sieu thi Aloha Mall-Hinh-2
 Ông Nguyễn Văn Nghĩa, người nắm tới 86,52% tỷ lệ sở hữu tại Thái Hưng. (Ảnh: VietnamFinace).
Trước đây, ông Nghĩa từng làm kế toán trưởng, giám đốc, phó Tổng giám đốc, phó Chủ tịch HĐQT tại Công ty cổ phần Prime Group. Sau đó, ông trở thành cổ đông lớn và trở thành thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV tại nhiều công ty đại chúng.
Hiện tại, ông Nghĩa là thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), được bổ nhiệm vào tháng 4/2021. Ông Nghĩa đang nắm 17,19 triệu cổ phiếu TCM, chiếm 16,87% cổ phần.
Mới đây, ông Nghĩa đăng ký bán 7 triệu cổ phiếu TCM. Mục đích của giao dịch này là để giảm tỷ lệ sở hữu của ông Nghĩa tại doanh nghiệp. Theo kế hoạch, ông Nghĩa sẽ thực hiện bán số cổ phiếu này thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 16/7 đến 14/8. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu TCM mà ông Nghĩa nắm giữ sẽ giảm từ 17,19 triệu (16,8%) xuống còn 10,19 triệu (tỷ lệ 10%). Tạm tính theo giá cổ phiếu TCM trong sáng 30/7 là 51.000 đồng/cổ phiếu, ông Nghĩa dự kiến sẽ thu về gần 360 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Nghĩa còn là thành viên HĐQT tại Công ty cổ phần LIZEN (LCG) và Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex (SAV). Đồng thời, ông cũng đang giữ chức Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC (AMS) và Công ty cổ phần TASA Group, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH thương mại xây dựng vận tải Thanh Long.
Tại LIZEN, ông Nghĩa đang nắm giữ 9,78 triệu cổ phiếu LCG (tỷ lệ 5,1%), tương đương hơn 108 tỷ đồng theo giá cổ phiếu LCG vào sáng 30/7 là 11.100 đồng/cổ phiếu.
Tại AMS, ông sở hữu 10,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,32%), tương đương hơn 117 tỷ đồng theo giá cổ phiếu AMS vào sáng 30/7 là 11.300 đồng/cổ phiếu.
Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG), ông Nghĩa đang nắm giữ 20,86 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,77%), tương đương khoảng 310 tỷ đồng theo giá cổ phiếu TIG vào sáng 30/7 là 15.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, ông Nghĩa đã bán 2,55 triệu cổ phiếu TIG vào ngày 26/2 và bán 3,45 triệu cổ phiếu này vào ngày 28/2.
Như vậy, tổng tài sản của ông Nguyễn Văn Nghĩa tại các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán ước tính hơn 1.300 tỷ đồng.

Quốc Cường Gia Lai chỉ thu về 2 tỷ đồng từ bán bất động sản trong quý II

(Vietnamdaily) - Trong quý II năm nay, Quốc Cường Gia Lai chỉ phát sinh 2 tỷ đồng doanh thu từ bất động sản, doanh thu chủ yếu là từ bán điện với 15 tỷ đồng.

Những ngày gần đây, CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCGL - Mã: QCG) nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 mới công bố, QCGL ghi nhận hơn 26 tỷ đồng doanh thu, giảm 40% so với cùng kỳ, trong đó gần 15 tỷ đồng là từ bán điện. Doanh thu mảng bất động sản chỉ đạt 2 tỷ đồng.

BSR đã xóa nợ 1.127 tỷ quá hạn của BSR BF, đủ điều kiện lên HOSE

(Vietnamdaily) - BSR đã thành công trong việc xóa khoản nợ quá hạn của BSR BF (1.127 tỷ đồng) trong báo cáo tài chính hợp nhất, từ đó tin rằng công ty sẽ đủ điều kiện niêm yết trên HOSE sau khi nộp hồ sơ trong tháng 8. 

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024 với doanh thu đạt 24,4 nghìn tỷ đồng, giảm 27% so cùng kỳ năm trước. Lãi ròng cũng sụt mạnh 43% về còn 768 tỷ đồng, khả quan hơn so với kế hoạch trước đó là lợi nhuận âm.

Theo BSR, trong tháng 3, 4/2024, nhà máy tạm dừng sản xuất để tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần 5 nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đều giảm so cùng kỳ năm trước.

Chứng khoán ngày 31/7: PVI, BID và HPG có gì đặc biệt?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị gì cho các cổ phiếu PVI, BID và HPG trước phiên ngày 31/7?

Khuyến nghị Mua PVI với giá mục tiêu 64.000 đồng/cp

Chứng khoán Mirae Asset: Lợi nhuận quý 2 giảm nhẹ, 6T tăng trưởng 13%. Quý 2/2024 công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.831 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ (svck), trong khi chi phí giá vốn ghi nhận 1.564 tỷ đồng tăng mạnh hơn với mức 16,5% đã kéo lãi gộp của PVI về mức 267 tỷ đồng (+5% svck). Doanh thu từ hoạt động tài chính thấp hơn cùng với sự gia tăng của chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) đã kéo LNST sau lợi ích cổ đông thiểu số (CĐTS) Q2/24 giảm nhẹ về mức 279 tỷ đồng (-10% svck). Tính chung nửa đầu năm, PVI đã ghi nhận kết quả khả quan với doanh thu thuần đạt 3.744 (+15,2% svck) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 639 (+13,1% svck).