Điều tra luận tội ông Trump: Ngoại trưởng Mỹ “mập mờ” ra sao?

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được cho là đã đưa ra nhiều phát ngôn "tiền hậu bất nhất" liên quan đến nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 7/2019.

Tờ Washington Post đưa tin, những ngày gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhiều lần tuyên bố "tiền hậu bất nhất" về những gì ông biết liên quan đến nội dung đơn khiếu nại của người tố giác về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky vào tháng 7 vừa qua.
Dieu tra luan toi ong Trump: Ngoai truong My “map mo” ra sao?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Fox News.
Lúc đầu, rõ ràng Ngoại trưởng Pompeo nói ông chưa từng nhìn thấy đơn tố cáo và không thể bình luận về nội dung của cuộc điện đàm. Nhưng sau đó, vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ thừa nhận tham gia vào cuộc hội thoại giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Urkraine.
"Tôi đã nghe được cuộc điện đàm", ông Pompeo xác nhận trong một cuộc họp báo ở Rome ngày 2/10 sau khi tờ The Wall Street Journal đưa tin đầu tiên về sự liên quan của ông.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Trump bị điều tra luận tội (Nguồn: VTV1)

Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo ngay lập tức khiến dư luận đặt câu hỏi về những bình luận lúc trước của ông Pompeo về vấn đề này, trong đó ông liên tục né tránh những câu hỏi liên quan đến đề nghị của ông Trump đối với Tổng thống Zelensky để nhà lãnh đạo Ukraine điều tra con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ông Biden được xem là ứng viên hàng đầu của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng 2020, "đối thủ" chính trị của Tổng thống Trump.
Khi được hỏi tại sao Nhà Trắng không công bố bản ghi âm cuộc điện đàm hoặc một phần đoạn băng ghi âm cho công chúng, ông Pompeo nói: "Chúng tôi thường không công bố băng ghi âm cuộc điện đàm. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Đó là những cuộc thảo luận riêng giữa các nhà lãnh đạo thế giới. Và việc công bố là không thích hợp, trừ khi có bằng chứng nào cho thấy việc đó là phù hợp vào thời điểm này".
Trước đó, ngày 1/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo được cho là đã tìm cách ngăn chặn nỗ lực của Hạ viện để có được "lời khai" từ các quan chức Bộ Ngoại giao, đồng thời tố Đảng Dân chủ có hành động “bắt nạt và đe dọa” trong cuộc điều tra luận tội ông Trump.

Vì sao hàng loạt quan chức thân tín “rời bỏ” Tổng thống Trump?

(Kiến Thức) - Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền cho tới nay, đã có hơn 20 quan chức cấp cao thuộc nội các và đội ngũ cố vấn của ông Trump mất chức. Mà đỉnh điểm là sự ra đi của cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Ngày 13/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định cách chức Ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo một quan chức Nhà Trắng, quyết định thay Ngoại trưởng Mỹ của ông Trump nhằm chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Triều Tiên. Trước đó, ông Tillerson từng đưa ra nhiều ý kiến bất đồng với quan điểm của Tổng thống Trump. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Ngày 13/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định cách chức Ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo một quan chức Nhà Trắng, quyết định thay Ngoại trưởng Mỹ của ông Trump nhằm chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Triều Tiên. Trước đó, ông Tillerson từng đưa ra nhiều ý kiến bất đồng với quan điểm của Tổng thống Trump. (Nguồn ảnh: Reuters)

Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này.
Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. 

Ngày 28/2, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, bà Hope Hicks, nữ trợ lý thân tín của Tổng thống Trump, tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.
 Ngày 28/2, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, bà Hope Hicks, nữ trợ lý thân tín của Tổng thống Trump, tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.

Nhân vật quyền lực thứ ba tại Bộ Tư pháp Mỹ, bà Rachel Brand, tuyên bố từ chức vào ngày 9/2/2018.
Nhân vật quyền lực thứ ba tại Bộ Tư pháp Mỹ, bà Rachel Brand, tuyên bố từ chức vào ngày 9/2/2018. 

Thư ký Nhà Trắng Rob Porter, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, đã từ chức hôm 7/2 sau cáo buộc lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần từ hai người vợ cũ.
Thư ký Nhà Trắng Rob Porter, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, đã từ chức hôm 7/2 sau cáo buộc lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần từ hai người vợ cũ. 

Ngày 29/1, ông Andrew G. McCabe từ chức Phó Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sau nhiều tháng hứng chịu chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump.
Ngày 29/1, ông Andrew G. McCabe từ chức Phó Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sau nhiều tháng hứng chịu chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump. 

Ngày 21/12/2017, Rick Dearborn, phó Chánh văn phòng Nhà Trắng, một trong những trợ lý cấp cao của Tổng thống Trump, thông báo sẽ từ chức vào đầu năm 2018.
 Ngày 21/12/2017, Rick Dearborn, phó Chánh văn phòng Nhà Trắng, một trong những trợ lý cấp cao của Tổng thống Trump, thông báo sẽ từ chức vào đầu năm 2018.

Ngày 8/12/2017, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Dina Powell (trái) cũng đã thông báo quyết định từ chức vào đầu năm 2018. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders, trước đó, bà Powell đã có kế hoạch chỉ làm việc (cho Tổng thống Trump) một năm rồi trở về nhà tại New York.
 Ngày 8/12/2017, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Dina Powell (trái) cũng đã thông báo quyết định từ chức vào đầu năm 2018. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders, trước đó, bà Powell đã có kế hoạch chỉ làm việc (cho Tổng thống Trump) một năm rồi trở về nhà tại New York.

Ngày 28/12/2017, ông Tom Price từ chức Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Công, người sau vụ bê bối dùng tiền công thuê máy bay tư nhân tốn kém để đi công tác.
Ngày 28/12/2017, ông Tom Price từ chức Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Công, người sau vụ bê bối dùng tiền công thuê máy bay tư nhân tốn kém để đi công tác. 

Cố vấn của Tổng thống Mỹ Trump, ông Sebastian Gorka, đã bị buộc thôi việc tại Nhà Trắng vào ngày 25/8/2017.
 Cố vấn của Tổng thống Mỹ Trump, ông Sebastian Gorka, đã bị buộc thôi việc tại Nhà Trắng vào ngày 25/8/2017.

Ngày 18/8/2017, Chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon, bị sa thải chỉ 7 tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền.
 Ngày 18/8/2017, Chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon, bị sa thải chỉ 7 tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền.

Cũng trong ngày 18/8/2017, tỷ phú đầu tư Carl Icahn thôi chức cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Trump sau khi bị chỉ trích về những khuyến nghị chính sách.
Cũng trong ngày 18/8/2017, tỷ phú đầu tư Carl Icahn thôi chức cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Trump sau khi bị chỉ trích về những khuyến nghị chính sách. 

Ngày 31/7/2017, Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci chỉ chưa đầy hai tuần sau khi ông Scaramucci đảm nhiệm chức vụ này.
 Ngày 31/7/2017, Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci chỉ chưa đầy hai tuần sau khi ông Scaramucci đảm nhiệm chức vụ này.

Tổng thống Trump thông báo về việc sa thải Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trên Twitter hôm 28/7/2017, chỉ một ngày sau khi Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci "tố" ông Priebus làm lộ thông tin cho phóng viên.
 Tổng thống Trump thông báo về việc sa thải Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trên Twitter hôm 28/7/2017, chỉ một ngày sau khi Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci "tố" ông Priebus làm lộ thông tin cho phóng viên.

Ngày 21/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã xin từ chức sau khi nói với Tổng thống Trump rằng ông kịch liệt phản đối việc nhà lãnh đạo Mỹ bổ nhiệm chuyên gia tài chính New York Anthony Scaramucci làm Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.
 Ngày 21/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã xin từ chức sau khi nói với Tổng thống Trump rằng ông kịch liệt phản đối việc nhà lãnh đạo Mỹ bổ nhiệm chuyên gia tài chính New York Anthony Scaramucci làm Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.

Tháng 5/2017, Tổng thống Trump bất ngờ ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey, sau khi ông Trump nhận được kết quả cuộc điều tra do ông Comey đứng đầu về vụ bê bối dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016.
 Tháng 5/2017, Tổng thống Trump bất ngờ ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey, sau khi ông Trump nhận được kết quả cuộc điều tra do ông Comey đứng đầu về vụ bê bối dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016.

Ngày 9/4/2017, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ K.T. McFarland (thứ hai từ phải sang) đã bị buộc từ chức sau 3 tháng làm việc. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump loại Chiến lược gia trưởng Steve Bannon ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia.
 Ngày 9/4/2017, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ K.T. McFarland (thứ hai từ phải sang) đã bị buộc từ chức sau 3 tháng làm việc. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump loại Chiến lược gia trưởng Steve Bannon ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia.

Ngày 13/2/2017, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn, đã phải từ chức vì sức ép do nói dối các quan chức về mối quan hệ với Nga khi mới đảm nhiệm chức vụ này được 24 ngày.
Ngày 13/2/2017, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn, đã phải từ chức vì sức ép do nói dối các quan chức về mối quan hệ với Nga khi mới đảm nhiệm chức vụ này được 24 ngày. 

Ngày 30/1/2017, Tổng thống Trump đã sa thải Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo.
 Ngày 30/1/2017, Tổng thống Trump đã sa thải Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo.

Tổng thống Trump muốn gặp lại lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/9 nói rằng ông hy vọng sẽ gặp lại Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào thời điểm nào đó trong năm nay.

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, khi được hỏi về kế hoạch gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong năm nay và liệu ông có đề xuất mới nào cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên hay không, Tổng thống Trump nói rằng “Ở một thời điểm nào đó, có”.
“Chắc chắn (phía Triều Tiên) muốn gặp. Chúng ta sẽ xem, nhưng với ông Kim Jong-un, tôi nghĩ điều gì đó có thể diễn ra”, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.

Lật lại vụ luận tội 2 vị Tổng thống Mỹ tại Hạ viện

(Kiến Thức) - Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Andrew Johnson từng bị luận tội tại Hạ viện nhưng sau đó họ đều được "cứu" ở Thượng viện và tiếp tục vai trò lãnh đạo nước Mỹ.

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien
 Lịch sử Mỹ từng chứng kiến hai vị tổng thống bị luận tội ở Hạ viện là Tổng thống Andrew Johnson (trái) vào năm 1868 và Tổng thống Bill Clinton (phải) năm 1998-1999. Tuy nhiên sau đó, họ đều được "giải cứu" tại Thượng viện. Ngoài ra, Tổng thống Richard Nixon (giữa) cũng từng đối diện nguy cơ bị luận tội do liên quan tới vụ bê bối Watergate, nhưng ông đã chủ động từ chức trước khi quá trình này bắt đầu. Ảnh: YN. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-2
Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội là ông Andrew Johnson của Đảng Dân chủ. Ông Johnson bị cáo buộc lạm quyền, vi phạm pháp luật khi sa thải Bộ trưởng Chiến tranh khi đó là Edwin Stanton. Ảnh: TC.  

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-3
 Được biết, 9 trong số 11 điều khoản luận tội đối với Tổng thống Mỹ Johnson đều liên quan đến những "lùm xùm" giữa ông và Bộ trưởng Stanton. Ảnh: HF. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-4
Hạ viện Mỹ thông qua việc luận tội Tổng thống Johnson vào ngày 22/2/1868. Phiên tòa xét xử tại Hạ viện bắt đầu vào ngày 13/3/1868. 3 ngày sau đó, Thượng viện đã triệu tập một phiên tòa luận tội chính thức. Ảnh: Politico. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-5
Dù các nội dung luận tội đối với Tổng thống Andrew Johnson được 2/3 nghị sĩ Hạ viện Mỹ bỏ phiếu tán thành, nhưng việc phế truất ông bị chặn lại ở Thượng viện do không đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết trong phiên xét xử vào tháng 5/1868. Ảnh: PBS.  

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-6
Như vậy, quá trình luận tội Tổng thống Andrew Johnson kéo dài hơn ba tháng, từ khi Hạ viện thông qua việc luận tội ngày 22/2/1868 cho tới khi Thượng viện tuyên bố ông vô tội vào ngày 26/5/1868. Ảnh: ABT. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-7
 Tổng thống Andrew Johnson đã giành "chiến thắng" tại phiên tòa Thượng viện với cách biệt chỉ 1 phiếu bầu và tiếp tục tại vị. Ảnh: WH. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-8
Vị Tổng thống Mỹ thứ hai bị luận tội tại Hạ viện là ông Bill Clinton. Tổng thống Clinton bị buộc tội cản trở công lý và khai man, với cáo buộc nói dối bồi thẩm đoàn liên bang về mối quan hệ của ông với cô thực tập sinh Monica Lewinsky. Ảnh: NYT.  

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-9
Vào tháng 1/1998, ông Clinton bác bỏ có quan hệ tình dục với cô Lewinsky. Nhưng vài tháng sau đó, ông đã thừa nhận có quan hệ "sai trái" với nữ thực tập sinh này. Ảnh: ABC News. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-10
 Tháng 10/1998, Hạ viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu để bắt đầu quy trình luận tội Tổng thống Bill Clinton sau nhiều tháng tranh cãi về mối quan hệ giữa ông với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky. Ảnh: NYP. 

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-11
 Ngày 19/12/1998, Tổng thống Clinton bị luận tội vì khai man trước bồi thẩm đoàn và cản trở công lý. Một phiên tòa xét xử của Thượng viện đối với ông Clinton bắt đầu vào ngày 7/1/1999 và kéo dài 4 tuần. Ảnh: AP.

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-12
 Đến tháng 2/1999, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết tha bổng cho Tổng thống Clinton vì không đủ số phiếu để kết tội. Ảnh: NR.

Lat lai vu luan toi 2 vi Tong thong My tai Ha vien-Hinh-13
Như vậy, quá trình luận tội Tổng thống Bill Clinton kéo dài tổng cộng 127 ngày, kể từ khi Hạ viện Mỹ thông qua yêu cầu luận tội vào ngày 8/10/1998 cho tới khi ông được Thượng viện tuyên trắng án ngày 12/2/1999. Ảnh: WT. 

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Trump đối mặt với cuộc điều tra luận tội (Nguồn: Youtube)