Điều cực thú vị về những loài cá da trơn ít ai biết

Bộ Cá nheo (Siluriformes) gồm các loài cá da trơn chủ yếu sống trong nước ngọt, có thân dài và nhiều râu ở miệng. Một số loài là nguồn thực phẩm quan trọng, trong khi số khác là cá cảnh trong bể thủy sinh.

Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet
Cá nheo châu Âu (Silurus glanis) dài đến 5 mét, sống trong các vùng đất ngập nước ở Trung Âu và châu Á. Có thể nặng tới 300 kg, chúng là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Do bị đánh bắt nhiều, ngày nay loài cá da trơn này hầu như không thể đạt tới kích cỡ lớn nhất.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-2
Cá ngát sọc (Plotosus lineatus) dài 32 cm, sống ở các vùng biển nhiệt đới, là một trong số ít loài cá da trơn sống ở nước mặn. Con non của chúng tụ lại thành đàn đông đúc hình quả bóng để tăng khả năng bảo vệ trước kẻ săn mồi. Con trưởng thành sống đơn lẻ, có gai vây cực độc.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-3
Cá nheo Mỹ lưng nâu (Ameiurus nebulosus) dài 52 cm, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng có gai vây chứa độc tố mạnh, giúp xua đuổi các động vật săn mồi khi canh tổ.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-4
Cá thủy tinh (Kryptopterus bicirrhis) dài 15 cm, là loài cá nheo bản địa Đông Nam Á. Chúng có cơ thể trong suốt, thường giữ trạng thái bất động trong nước để trở nên "tàng hình" trong mắt kẻ săn mồi.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-5
Cá hồng vĩ mỏ vịt (Phractocephalus hemioliopterus) dài tối đa 1,8 mét, phân bố ở các lưu vực sông của Nam Mỹ, ngày nay đã được đưa đến khắp các châu lục để làm cá cảnh. Rất háu ăn, chúng thường xơi xác chết ở tầng đáy.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-6
Cá dọn bể (Hypostomus punctatus) dài 30 cm, là một loài cá nước ngọt đặc hữu của Nam Mỹ. Loài cá này có vảy rất cứng, chuyên ăn rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy. Chúng trở thành loài xâm hại ở nhiều nơi khi thoát ra từ các bể nuôi cá cảnh.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-7
Cá trực thăng (Farlowella acus) dài 16 cm, được tìm thấy ở hồ Valencia và lưu vực sông Torito ở Venezuela. Đây là một loài cá cảnh được ưa thích do hình dáng độc đáo. Chúng cũng có "áo giáp" cứng như cá dọn bể.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-8
Cá da báo mỏ vịt (Pseudoplatystoma fasciatum) dài tối đa 1 mét, phân bố ở Nam Mỹ. Những sợi râu dài của loài cá này giúp chúng mò thức ăn là các loài cá nhỏ dưới lòng sông vào ban đêm.
 
Chi Cá chuột (Corydoras) gồm các loài cá da trơn dài tối đa 7 cm, phân bố trong nhiều vùng nước khác nhau ở Nam Mỹ. Nhiều loài trong chi này là cá cảnh được ưa chuộng vì kích cỡ nhỏ nhắn và màu sắc thú vị.
Chi Cá chuột (Corydoras) gồm các loài cá da trơn dài tối đa 7 cm, phân bố trong nhiều vùng nước khác nhau ở Nam Mỹ. Nhiều loài trong chi này là cá cảnh được ưa chuộng vì kích cỡ nhỏ nhắn và màu sắc thú vị.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-9
Cá Otto vàng (Otocinclus affinis) dài 4 cm, là loài đặc hữu ở Đông Nam Brazil. Là một trong những loài cá da trơn nhỏ nhất, chúng thường được nuôi trong bể cá cảnh nhằm mục đích kiểm soát tảo.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-10
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) dài tối đa 1,3 mét, phân bố ở lưu vực sông Mekong. Dù trở nên khan hiếm trong tự nhiên, chúng lại được nhân nuôi trên quy mô lớn để làm thực phẩm. Cá tra khi nhỏ còn được nuôi trong bể cá với tên gọi cá mập cảnh.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-11
Cá basa (Pangasius bocourti) dài tối đa 1,2 mét, có khu vực phân bố và đặc điểm hình thái khá giống với họ hàng gần là cá tra. So với cá tra, cá basa có đầu ngắn và nhỏ hơn, râu dài hơn, bụng tròn, thân ngắn hơn. Đây cũng là một loài cá thương phẩm quan trọng.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-12
Cá trê phi (Clarias gariepinus) có thể dài tới 1,5 mét, là loài bản địa ở châu Phi và Trung Đông. Với cái miệng rộng, chúng có thể nuốt chửng con mồi khá lớn, gồm cả chim nước. Loài cá này đã du nhập vào nhiều quốc gia để làm thực phẩm.
 
Dieu cuc thu vi ve nhung loai ca da tron it ai biet-Hinh-13
Cá tra dầu (Pangasianodon gigas) dài tới 3 mét, là loài cá da trơn bản địa ở hạ lưu sông Mekong. Do bị đánh bắt quá mức, loài cá khổng lồ này được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp, nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao.
 

Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.

Vì sao Tần Thủy Hoàng chỉ hoàn thành 2 nguyện vọng lớn nhất đời?

Tần Thủy Hoàng là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Suốt cuộc đời, ông có 3 nguyện vọng lớn.

Vi sao Tan Thuy Hoang chi hoan thanh 2 nguyen vong lon nhat doi?
 Lên ngôi hoàng đế từ khi 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) bắt đầu nắm thực quyền từ khi 22 tuổi. Khi trở thành bậc cửu ngũ chí tôn, ông hoàng này có 3 nguyện vọng lớn. 

Hyundai Casper giá rẻ bèo 269 triệu vẫn bị người tiêu dùng Hàn Quốc chê đắt

Hãng xe Hàn Quốc cho rằng SUV cỡ A - Hyundai Casper 2022 là mẫu xe "tiền nào, của nấy".

Hyundai Casper gia re beo 269 trieu van bi nguoi tieu dung Han Quoc che dat

Vào 29/9, hãng Hyundai đã chính thức bán dòng SUV hạng A hoàn toàn mới Casper ra thị trường Hàn Quốc. Ở xứ sở kim chi, Hyundai Casper 2022 mới được xem là Grand i10 phiên bản SUV. Nó có giá khởi điểm từ 13,85 triệu Won (khoảng 269 triệu đồng). Trong khi đó, bản cao cấp nhất của xe có giá 18,7 triệu Won (363 triệu đồng).

HHV sẽ dừng đầu tư và báo cáo Thủ tướng nếu bị làm khó tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) cho biết nếu để Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn tiếp tục làm đầu mối giải quyết các tồn tại tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, doanh nghiệp này sẽ dừng tham gia đầu tư dự án.

Ngày 2/10, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết vừa có văn bản gửi Tỉnh ủy Lạng Sơn, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn liên quan đến việc đầu tư dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Trong văn bản này, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết doanh nghiệp này là nhà đầu tư sở hữu 65,58% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.

Theo HHV, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (dự án thành phần 1) đã hoàn thành, UBND tỉnh Lạng Sơn với vai trò là cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc quan trọng, cơ bản làm thay đổi phương án tài chính dự án và ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự tồn tại hay phá sản của các nhà đầu tư (khả năng mất vốn và khả năng trả nợ).

Cụ thể, sau khi dự án thành phần 1 kết thúc từ tháng 9/2019 đến nay, việc triển khai dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (dự án thành phần 2) vẫn bị đình trệ, kéo dài nên toàn tuyến cao tốc chưa được khai thông, các phương tiện theo hướng từ Quốc lộ 1A vào cao tốc và ngược lại đang khai thác tạm thời trên các tuyến nhánh của nút giao tại Km45 nên rất bất tiện.

Cũng theo HHV, trên tuyến Quốc lộ 1A đã giảm 1 trạm thu phí (Km24+800) so với phương án tài chính ban đầu nên nguồn thu của dự án bị thiếu hụt trong suốt vòng đời của dự án.

"Các vấn đề nêu trên đã làm giảm lưu lượng phương tiện lưu thông trên cao tốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, không đảm bảo phương án tài chính", văn bản của HHV nêu rõ.

Ngoài ra, HHV cũng cho biết tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị miễn giảm cho hơn 6.000 phương tiện của các doanh nghiệp và cá nhân địa phương xung quanh trạm thu phí, trong đó có nhiều đối tượng lợi dụng chính sách miễn giảm để trục lợi chưa được kiểm soát và xử lý.

Bên cạnh đó, các thay đổi này cùng với việc đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đến nay càng làm tăng thêm khó khăn cho dự án, doanh thu bị thiếu hụt nghiêm trọng so với phương án tài chính ban đầu, làm cho nhà đầu tư, ngân hàng tài trợ vốn và các nhà thầu đối diện với nhiều rủi ro.

Tại dự án thành phần 2, HHV liên danh với các nhà đầu tư, gồm: Công ty Cổ phần Licogi 16 và Công ty Cổ phần Bê tông Hà Thanh, góp vốn vào doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị (doanh nghiệp dự án) để triển khai thực hiện.

Theo HHV, quá trình triển khai thực hiện dự án thành phần 2 gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng tính khả thi cho dự án, doanh nghiệp dự án và HHV đã làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trung ương và địa phương để từng bước tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Kết quả đạt được là đã ghi vốn ngân sách trung ương bố trí cho dự án là 2.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngày 10/3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn lại có báo cáo tham mưu cho tỉnh trong đó đề nghị phương án tách phần nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư độc lập một đoạn tuyến đầu tư công do tỉnh chủ trì, phần còn lại để cho nhà đầu tư đầu tư theo hình thức BOT và chỉ được thu phí trên đoạn tuyến đó, dẫn đến thời gian thu phí lên đến gần 40 năm.

HHV cho rằng đề xuất này là không phù hợp với các quy định của Luật PPP và chủ trương khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công - tư của Đảng và Nhà nước.

"Việc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn đẩy hết tất cả rủi ro, trách nhiệm và khó khăn cho nhà đầu tư tự giải quyết các tồn tại trước đây với ngân hàng, nay lại tiếp tục gây khó khăn khi mà nguồn vốn chủ sở hữu hơn 400 tỷ đã góp từ hơn 3 năm nay đã được chi trả cho giải phóng mặt bằng, tư vấn thiết kế, thi công nhưng không đem lại hiệu quả do dự án bị đình trệ kéo dài", văn bản của HHV nêu rõ.

Trước nguy cơ dự án Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ tiếp tục gặp phải những vướng mắc như dự án thành phần 1 hiện nay, HHV đề nghị Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn bố trí cuộc họp với các bên liên quan để nghe báo cáo và xem xét có chỉ đạo HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc xem xét, đánh giá, giải quyết các tồn tại, vướng mắc với dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn để tránh việc tranh chấp khiếu kiện ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện kết nối dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

HHV cũng đề xuất UBND tỉnh Lạng Sơn xem xét việc Ban quản lý dự án tỉnh đưa ra đề xuất đối với phương án tách phần nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư độc lập 1 đoạn tuyến đầu tư công do tỉnh chủ trì, phần còn lại để cho nhà đầu tư đầu tư theo hình thức BOT và chỉ được thu phí trên đoạn tuyến đó, dẫn đến thời gian thu phí của nhà đầu tư lên đến gần 40 năm.

"Nếu để Ban quản lý dự án tiếp tục làm đầu mối giải quyết các tồn tại nêu trên sẽ thiếu khách quan và không minh bạch, chúng tôi sẽ dừng việc tham gia đầu tư dự án và báo cáo kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xem xét giải quyết", HHV nhấn mạnh.

HHV cũng đề nghị địa phương công bố lý do dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị chậm trễ, thời gian và các biện pháp triển khai hoàn thành dự án cho nhân dân được biết để theo dõi giám sát công khai trong tháng 10/2021; đồng thời tổ chức đấu thầu công khai minh bạch sau khi dự án được phê duyệt.