Diệt muỗi bằng biến đổi gen, "tá hỏa" muỗi... quá khôn

Thử nghiệm diệt muỗi bằng cách biến đổi gen thành công ban đầu, nhưng sau đó đàn muỗi đã phát triển lại mạnh hơn.

Từ năm 2013, các nhà khoa học của đại học Yale đã tiến hành thả muỗi biến đổi gen tại thành phố Jacobina, Brazil để thử nghiệm việc khiến đàn muỗi tự tiêu diệt muỗi. Theo bài đăng trên Nature.com, thành phố này được bao quanh bởi thảm thực vật bán khô cằn (caatinga), giúp cô lập đàn muỗi và trở thành địa điểm lý tưởng để thử nghiệm.
Mỗi tuần, hơn 450.000 cá thể muỗi đực đã được biến đổi gen được thả vào đàn muỗi. Những con muỗi này đã được sửa đổi gen để khiến cho khả năng sinh sản giảm hẳn so với muỗi tự nhiên. Mục tiêu của thí nghiệm này là tìm ra câu trả lời liệu các nhà khoa học có thể giảm dần số lượng đàn muỗi hay không.
Theo tính toán ban đầu, những cá thể lai giữa muỗi biến đổi gen muỗi tự nhiên sẽ không thể tồn tại cho đến tuổi sinh sản. Bằng cách liên tục thả muỗi biến đổi gen, các nhà khoa học cho rằng số lượng muỗi sẽ giảm dần. Điều này đã xảy ra, nhưng lại có hậu quả mà họ không ngờ đến.
Diet muoi bang bien doi gen,
Những con muỗi được thả vào tự nhiên đã được biến đổi gen, để thế hệ sau của chúng không thể tồn tại đến tuổi sinh sản. Ảnh: AP.
Thời gian đầu, một số khu vực nhỏ được thử nghiệm có số lượng muỗi giảm tới 85%. Về lý thuyết, cá thể lai không thể sinh sản, do vậy gen biến đổi sẽ không di truyền cho các thế hệ sau.
Tuy nhiên, sau một thời gian các kết quả đã đảo ngược. Số lượng muỗi tăng trở lại, và gen bị biến đổi bắt đầu di truyền ra đàn muỗi. Theo New Atlas, các cá thể lai trong thực tế có khả năng tồn tại tốt hơn các nhà khoa học dự đoán và có thể sống tới tuổi sinh sản.
"Về lý thuyết gen không thể truyền cho muỗi trong tự nhiên, bởi các cá thể lai không sinh sản. Tuy nhiên trong thực tế điều đó đã xảy ra", ông Jeffrey Powell, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Số lượng muỗi tuy giảm trong thời gian đầu, nhưng tăng trở lại sau khoảng 18 tháng. Các nhà nghiên cứu cho rằng cá thể muỗi cái đã nhận biết được muỗi đực bị biến đổi gien và tránh giao phối với chúng.
Quần thể muỗi giờ đây có tới 3 loại giống khác nhau: muỗi tự nhiên, muỗi có biến đổi gen theo giống từ Cuba và Mexico, hai loại muỗi được sử dụng để thử nghiệm. Theo New Atlas, việc nguồn gen đa dạng có thể khiến đàn muỗi ở đây chống chịu tốt hơn các nỗ lực diệt muỗi trong tương lai.
Các nhà khoa học khẳng định điều này không làm ảnh hưởng tới các nguy cơ về bệnh truyền nhiễm.
"Đáng lo nhất là những kết quả chúng ta không tính toán được. Nếu dựa hoàn toàn trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chúng ta có thể tính toán được hệ quả từ việc thả muỗi biến đổi gen. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tế như của chúng tôi nên được làm thường xuyên hơn để kiểm nghiệm kết quả thực tế và lý thuyết", ông Powell nhận xét.

Choáng váng muỗi khổng lồ to gấp trăm lần muỗi thường, thích ăn chay

(Kiến Thức) - Muỗi lớn Đài Loan là một loài muỗi nằm trong họ muỗi lớn. Ngoại hình của muỗi khổng lồ giống hệt như một con muỗi bình thường nhưng kích thước lớn hơn gấp trăm lần, có sở thích ăn chay.

Hàng năm, cứ tới mùa hè, muỗi sẽ xuất hiện nhiều hơn, khiến nhiều người vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, nếu nhìn thấy một con muỗi với kích thước khổng lồ, cảm giác sẽ không chỉ là khó chịu nữa mà là sợ hãi, kinh hoàng.
Mới đây, một chàng trai ở Tiêu Khê, Nghi Lan, Đài Loan đã bắt gặp một con muỗi khổng lồ, thoạt nhìn qua cũng đủ dọa người. 6 chân con muỗi bám chặt vào góc tường ngoài nhà, cánh mở ra hình chữ thập, kích thước của nó quả thực khiến nhiều người khó có thể tưởng tượng nổi.

Loài Kangaroo mặt ngắn tũn, to lớn dị thường

Loài Kangaroo cổ đại có mặt ngắn hơn so với loài hiện đại bây giờ.

Những nghiên cứu mới về một loài chuột túi (loài Kangaroo) vừa được công bố đã đem tới cái nhìn hết sức bất ngờ về loài động vật đã tuyệt chủng từ Kỷ băng hà này.

Loai Kangaroo mat ngan tun, to lon di thuong
Loài Kangaroo cổ đại mặt ngắn, to lớn dị thường

Theo đó, loài Kangaroo cổ đại sinh sống vào cách đây khoảng 42.000 năm trước có hình dáng khá giống với hậu duệ hiện đại bây giờ. Thế nhưng, đặc biệt của cơ thể cho thấy chúng thường ăn gỗ, thân cây.

Chúng được cho là có chế độ ăn uống khá giống với loài gấu trúc hiện đại, món ăn yêu thích là tre. Chính vì khẩu phần ăn như thế nên chúng bị tuyệt chủng khi môi trường thay đổi.

Cũng chính vì đặc điểm ăn uống này nên loài Kangaroo cổ đại có mặt ngắn hơn so với loài hiện đại bây giờ. Kết cấu hộp sọ của các loài Kangaroo liên quan mật thiết tới chế độ ăn của chúng.

Chúng cũng là loài Kangaroo có kích thước lớn nhất từng được phát hiện. Chúng cao hơn, nặng hơn, khoẻ hơn và cơ bắp hơn so với Kangaroo hiện đại ngày nay.

Bi hài người phụ nữ gặp họa chỉ vì cười... quá to

(Kiến Thức) - Mới đây, một người phụ nữ Trung Quốc gặp tai nạn kỳ quặc, đã phải nhờ bác sĩ nắn lại hàm của mình sau khi bị trật khớp vì cười quá to. Hóa ra, cười nhiều quá cũng không hề tốt.

Theo thông tin đăng tải, tai nạn kỳ quặc xảy ra trên một chuyến tàu cao tốc hướng đến ga Nam Quảng Châu. Bác sĩ Luo Wensheng, có mặt trên chuyến tàu ngày hôm đó, sau khi nghe thông báo về trường hợp cần hỗ trợ y tế khẩn cấp đã vội vàng tìm đến toa tàu để giúp đỡ.
Đến nơi, anh nhìn thấy một phụ nữ trung tuổi với chiếc miệng mở lớn, nước dãi chảy ra. Tưởng rằng cô bị đột quỵ, bác sĩ Luo vội đo huyết áp. Thế nhưng huyết áp của người phụ nữ rất bình thường, khiến bác sĩ Luo bối rối.