4 căn bệnh mùa hè mà trẻ dễ mắc phải
Mùa hè là thời điểm trẻ được nghỉ học, nhưng đây lại là mùa du lịch nên trẻ di chuyển nhiều, đặc biệt là đến những nơi đông người vì thế nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn. Không chỉ vậy, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, thực phẩm dễ ôi thiu nên các loại virus, vi khuẩn có điều kiện phát triển, từ đó tấn công gây bệnh cho trẻ nhỏ - vốn có hệ miễn dịch và đề kháng yếu.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua ngoài các bệnh xuất hiện thường xuyên như cúm, viêm đường hô hấp thì một số bệnh lây truyền nhanh đang gia tăng số ca mắc và ca biến chứng nặng.
- Bệnh sởi: Sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, người chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ rất dễ mắc phải. Các triệu chứng của sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, rubella… Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển nặng hơn.

Sởi là căn bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc vào mùa hè. Ảnh minh họa.
- Bệnh sốt xuất huyết: Việc mưa nhiều vào mùa hè, thời tiết thay đổi khiến cho loại bệnh này trở nên khó lường hơn, nhất là ở trẻ em. Đối với các bệnh nhi sốt xuất huyết thể nhẹ, có thể được điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ cần được theo dõi sát để tránh diễn tiến nặng.
- Viêm não Nhật Bản: Căn bệnh gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa hè. Dù bệnh đã có vắc xin phòng, nhưng đa số trẻ mắc bệnh không được tiêm hoặc tiêm không đủ mũi, do vậy khi mắc nguy cơ biến chứng rất cao.
- Cúm: Đây là bệnh lưu hành quanh năm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch, bệnh lây truyền trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp thông qua nước bọt và dịch họng có chứa virus cúm. Bệnh cúm có biểu hiện là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Những người nhiễm virus cúm có thể diễn tiến nặng hơn...
“Lá chắn” miễn dịch giúp bảo vệ trẻ, tránh bị ốm vặt
Để tăng miễn dịch phòng bệnh, tránh trẻ bị ốm vặt nhất là trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo hãy tạo “lá chắn” thép cho trẻ từ chính nội lực và ngoại lực. Trong đó ngoại lực chính là tiêm vắc xin, còn nội lực là bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất, tránh bị ốm vặt:
Vắc xin “lá chắn thép” giúp bảo vệ nhiều tác nhân gây bệnh
Để tạo "lá chắn” vững chắc giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất thì việc tiêm phòng vắc xin là vô cùng quan trọng. Tiêm vắc xin cho trẻ cần phải được thực hiện đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi-đủ liều và đúng độ tuổi. Không chỉ có trẻ, ngay cả người trưởng thành cũng phải tiêm vắc xin theo khuyến cáo, qua đó giúp tăng cường miễn dịch cộng đồng, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Vắc xin chính là "lá chắn" hiệu quả giúp tạo miễn dịch phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Theo Bộ Y tế, về bản chất, tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại tác nhân gây nên bệnh truyền nhiễm nào đó. Hiện nay, hơn 20 bệnh nhiễm khuẩn có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin, trong đó có những căn bệnh rất quen mặt như cúm mùa, sởi, thủy đậu viêm não Nhật Bản…
Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng bệnh còn giúp con người khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não, giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế... Điều đặc biệt lưu ý, cần phải tiêm nhắc lại một số loại vắc xin, việc nhiều người quên tiêm nhắc lại cũng chính là nguyên nhân mắc bệnh, cũng như các biến chứng kèm theo.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng, miễn dịch cho trẻ từ bên trong
Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp trẻ có “nội lực” tốt, từ đó giúp tăng đề kháng, miễn dịch từ bên trong để chống lại các tác nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng của trẻ cần phải được xây dựng qua từng độ tuổi, với trẻ dưới 6 tháng cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần có chế độ ăn tinh và ăn thô phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của trẻ, nhưng cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất thiết yếu là đường bột; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất.
Cùng với các loại thực phẩm cung cấp 4 nhóm chất trên, bổ sung sữa cho trẻ cũng là cách giúp trẻ tăng đề kháng hiệu quả. Bởi có nhiều dưỡng chất trong thực phẩm không thể có đủ, mà chỉ trong sữa mới có thể cung cấp được. Khi lựa chọn sữa cho trẻ cần chọn loại phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của trẻ.

Cho trẻ uống sữa phù hợp là biện pháp giúp tăng đề kháng từ bên trong. Ảnh minh họa.
Với trẻ cần tăng đề kháng, miễn dịch nên chọn sữa có “bộ tứ” phức hợp đề kháng toàn diện bao gồm: Lactoferrin – IgG – HMO – Vitamin, đây đều là những chất giúp tăng miễn dịch của trẻ toàn diện. Đồng thời, chúng có cơ chế “hiệp đồng” với các vi chất được bổ sung từ thực phẩm, giúp chống lại hai tác nhân chính gây bệnh là virus và vi khuẩn.
Ví dụ như Lactoferrin giúp tăng cường vũ khí diệt khuẩn nội sinh. Kháng thể IgG tạo hàng rào miễn dịch chống vi khuẩn, virus xâm nhập. Sự kết hợp của bộ đôi này giúp ngăn ngừa tác nhân gây hại, mang đến nguồn bổ trợ, tạo phức hợp tăng đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, sự kết hợp theo tỷ lệ hoàn hảo của HMO và FOS/Inulin giúp trẻ xây dựng nền tảng “đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt”.
Đừng quên giấc ngủ của trẻ
Khi trẻ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là bổ sung sữa phù hợp sẽ kích thích tiêu hóa tốt, điều này không chỉ góp phần giúp trẻ phát triển về thể chất, mà trẻ sẽ ngủ ngon hơn, ít quấy khóc nhất là vào ban đêm. Tùy theo từng độ tuổi trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Theo đó:
- Trẻ sơ sinh: ngủ 16 – 18h/ ngày, trừ những lúc thức để ăn còn lại là trẻ ngủ.
- Trẻ: 2 – 12 tháng cần ngủ 14 -16h/ ngày.
- Trẻ 13 – 36 tháng cần ngủ 12 – 14h/ ngày.
- Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 12h/ ngày.
- Từ 6 tuổi – 10 tuổi cần ngủ 10 – 11h/ ngày.
- Từ 10 tuổi trở lên ngủ bằng người lớn 8h/ ngày.

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ vì thế bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, đủ thời gian. Ảnh minh họa.
Ngoài thời gian ngủ trẻ còn phải đi ngủ đúng giờ và nhất là vào buổi tối, không nên cho trẻ ngủ quá muộn, tất cả trẻ dưới 6 tuổi không nên đi ngủ sau 21h. Vì nếu ngủ quá muộn hóc môn tăng trưởng của thùy sau tuyến yên không tiết ra làm trẻ chậm lớn, trong khi đó hóc môn tuyến yên tiết ra nhiều nhất là 11h-12h đêm khi trẻ đang ngủ say.
Mặt khác ngủ quá muộn hôm sau trẻ sẽ dậy muộn ảnh hưởng đến bữa ăn sáng, không kịp tắm nắng vào thời điểm tốt nhất, điều này sẽ khiến trẻ dễ bị còi xương, suy giảm sức đề kháng. Ngoài giấc ngủ, nên cho trẻ uống đủ nước, vận động phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh xa nơi công cộng, có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
|