Điểm đỏ khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên sao Mộc

(Kiến Thức) - Một hiện tượng thiên văn cực đoan có tên là Great Red Spot, gọi nôm na là điểm đỏ khổng lồ vừa xuất hiện trên sao Mộc gây sửng sốt.

Great Red Spot (GPS) bản chất là một cơn bão sóng âm nhiệt từ, mang hình thái như một điểm đỏ khổng lồ di chuyển trên bề mặt sao Mộc. Được biết kích thước của cơn bão này gấp đôi đường kính Trái Đất của chúng ta.
Diem do khong lo bat ngo xuat hien tren sao Moc
Nguồn ảnh: Space. 
GPS là một cơn bão sóng âm nhiệt từ, có thể hoạt động ngược chiều kim đồng hồ, tạo ra nhiệt độ khoảng 1330 độ C, cao hơn so với nhiệt độ cao nhất của sao Mộc, chỉ 930 độ C, James O'Donoghue - tác giả chính của nghiên cứu thuộc trường đại học Boston, Trung tâm Vật lý không gian nói với Space.com.
Không chỉ làm nóng lượng khí nơi mà nó đi qua, GPS còn phát ra rất nhiều sóng xung kích, sóng trọng lực lẫn sóng âm cực đoan gây nhiễu loạn các phân tử khí trên bề mặt khí quyển sao Mộc.
Phát hiện này mở ra kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu các cuộc khủng hoảng năng lượng cực đoan thường xuyên xuất hiện trên bề mặt Mộc tinh.
>>> Xem thêm video: Những thay đổi trên Vết Đỏ Lớn của sao Mộc- (nguồn video: Neo News).
Theo Space

Ảnh cực hiếm thiên hà Milky Way chìm trong “biển lửa“

(Kiến Thức) - Trong một kỳ nghỉ tại Hawaii, một nhiếp ảnh thiên văn có tên là Mike Beck bất ngờ chụp lại khoảnh khắc đẹp nhất của thiên hà Milky Way.

Theo đó, bức ảnh mới nhất này được chụp tại Mauna Kea, Hawaii vào hôm bầu trời đêm bỗng hóa vàng cam kỳ lạ.

Phát hiện thiên hà quái dị UGC 1382 trong không gian

(Kiến Thức) - Thoát khỏi hình ảnh của một thiên hà hình elip đơn giản, giờ đây, thiên hà quái dị UGC 1382 đã trở thành một thiên hà hình xoắn ốc độc đáo.

Theo kết quả những lần nghiên cứu từ trước đến nay, các nhà khoa học thiên văn cho rằng thiên hà quái dị UGC 1382 là một thiên hà nhỏ hình elip, có cấu trúc đơn giản và phát ra năng lượng quang học mãnh liệt trong vũ trụ.