“Điểm danh” 11 dự án sắp bị thu hồi ở quận Thanh Xuân

Lãnh đạo quận Thanh Xuân kiến nghị UBND thành phố thanh tra thu hồi 11 dự án trên địa bàn đã bàn giao đất nhưng chủ đầu tư không triển khai.

Chiều 16/5, Đoàn giám sát HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn làm việc với quận Thanh Xuân về tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm luật Đất đai trên địa bàn.
Theo báo cáo, đến hết năm 2017, quận có 19 dự án chậm triển khai, vi phạm luật Đất đai, trong đó có 2 dự án chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; 11 dự án đã bàn giao đất nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án; 6 dự án có vướng mắc do nguyên nhân khác như chủ đầu tư đang đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án chưa được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
“Diem danh” 11 du an sap bi thu hoi o quan Thanh Xuan
 Đoàn giám sát HĐND Thành phố Hà Nội làm việc với quận Thanh Xuân.
1 dự án đã bàn giao đất nhưng chủ đầu tư không triển khai. Dự án bị kiến nghị thu hồi ở quận Thanh Xuân gồm: Tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Thành An Tower của Tổng Cty Thành An và Cty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính); Cống hóa mương thoát nước kết hợp bãi đỗ xe của Cty Cổ phần đâu tư và phát triển Nhà số 1 (Ô 11.4 ĐX tuyến đường LHTX, phường Nhân Chính);
Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cao tầng cho thuê của Cty cổ phần đầu tư hạ tầng 18 (Ô 4.2 NO Láng Hạ - Thanh Xuân, Phường Nhân Chính); Tổ hợp văn phòng dịch vụ nhà ở của Cty VLXD và XNK Hồng Hà (Ngõ 105 đường Trường Chinh, phường Phương Liệt); Dự án Bệnh viện đa khoa Thanh Xuân của Cty cổ phần Bệnh viện Thanh Xuân (Phường Khương Đình);
Dự án Đầu tư xây dựng văn phòng làm việc của Cty Cổ phần tập đoàn Austdoor (Phường Nhân Chính); Dự án trụ sở làm việc của Cty Cổ phần Xây lắp và sản xuất công nghiệp (150 ngõ 72 đường Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình); Cty TNHH MTV Đá quý Việt Nhật Vimico (Đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung);
Dự án xây dựng tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở cao cấp bán của Tổng Cty phát triển phát thanh truyền hình thông tin (Đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc);
Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long của Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Cửu Long (201 Trường Chinh, phường Khương Mai); Khu chung cư để bán và văn phòng làm việc cho thuê của Tổng Cty Thành An (đường Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính).
Lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng đề nghị chủ đầu tư 8 dự án còn lại tích cực triển khai. Quận cũng sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành để kiểm tra, thanh tra, xử lý các dự án chậm triển khai, có sai phạm.

Lịch sử hàng nghìn năm đẫm máu của “vùng đất thánh” Jerusalem

(Kiến Thức) - Được thành lập từ hàng nghìn năm trước Công nguyên (TCN), thành phố Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của 3 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Được thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, thành phố Jerusalem từng hai lần bị phá hủy hoàn toàn trong 23 lần bị vây hãm bởi các thế lực muốn chiếm giữ vùng đất thánh này. Ngoài ra nó còn bị tấn công 52 lần và bị chiếm đi chiếm lại 44 lần. Ảnh: Wikipedia.
Được thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, thành phố Jerusalem từng hai lần bị phá hủy hoàn toàn trong 23 lần bị vây hãm bởi các thế lực muốn chiếm giữ vùng đất thánh này. Ngoài ra nó còn bị tấn công 52 lần và bị chiếm đi chiếm lại 44 lần. Ảnh: Wikipedia.

Theo truyền thuyết Do Thái, Vua David đã chinh phục thành phố này từ người Jebusite. Dựa trên những đồ khảo cổ học được tìm thấy, giới khoa học cho rằng sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Ảnh: Wikipedia.
Theo truyền thuyết Do Thái, Vua David đã chinh phục thành phố này từ người Jebusite. Dựa trên những đồ khảo cổ học được tìm thấy, giới khoa học cho rằng sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Ảnh: Wikipedia.

Thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập bởi người Canaanite và trở thành thủ đô các vương quốc và thực thể: Vương quốc Israel thống nhất, Vương quốc Judah và Judea trong thời kỳ Đền thờ Thứ nhất và thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Ảnh: Flickr.
Thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập bởi người Canaanite và trở thành thủ đô các vương quốc và thực thể: Vương quốc Israel thống nhất, Vương quốc Judah và Judea trong thời kỳ Đền thờ Thứ nhất và thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Ảnh: Flickr.

Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là thủ phủ của Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Được biết, Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.
Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là thủ phủ của Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Được biết, Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.

Ngày 14/5/1948, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập Nhà nước Israel của người Do Thái. Ảnh: Flickr.
 Ngày 14/5/1948, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập Nhà nước Israel của người Do Thái. Ảnh: Flickr.

Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Ma-rốc, Ả Rập Xê Út và Sudan phát động chiến tranh, tấn công Israel. Ảnh: Flick.
Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Ma-rốc, Ả Rập Xê Út và Sudan phát động chiến tranh, tấn công Israel. Ảnh: Flick.

Sau cuộc giao tranh kéo dài suốt một năm, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia cắt làm hai khu vực. Theo đó, Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel, còn Ai Cập nắm quyền kiểm soát Dải Gaza. Ảnh: Wikipedia.
Sau cuộc giao tranh kéo dài suốt một năm, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia cắt làm hai khu vực. Theo đó, Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel, còn Ai Cập nắm quyền kiểm soát Dải Gaza. Ảnh: Wikipedia.

Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel bất ngờ tấn công các nước Ả Rập, chiếm lại Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Ảnh: Wikpedia.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel bất ngờ tấn công các nước Ả Rập, chiếm lại Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Ảnh: Wikpedia.

Sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, Israel tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ. Năm 2014, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố "Jerusalem sẽ không bao giờ bị chia cắt". Ảnh: Flickr.
Sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, Israel tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ. Năm 2014, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố "Jerusalem sẽ không bao giờ bị chia cắt". Ảnh: Flickr.

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Ảnh: Flickr.

Hiện, khoảng 20 vạn người Palestine vẫn đang sinh sống ở Đông Jerusalem với hy vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của Nhà nước Palestine độc lập. Ảnh: Flickr.
Hiện, khoảng 20 vạn người Palestine vẫn đang sinh sống ở Đông Jerusalem với hy vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của Nhà nước Palestine độc lập. Ảnh: Flickr.

Vùng đất thánh Jerusalem hiện nay là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và Palestine. Ảnh: Flickr.
Vùng đất thánh Jerusalem hiện nay là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và Palestine. Ảnh: Flickr.

Vì sao bác sĩ Hoàng Công Lương dùng quyền im lặng trước tòa?

(Kiến Thức) - Cho rằng đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi có hướng “quy kết tội”, trong phiên xét xử chiều 16/5, bác sĩ Hoàng Công Lương đã sử dụng quyền im lặng và cho biết không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội.

Bác sĩ Hoàng Công Lương liên tục dùng quyền im lặng
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan tới vụ án chạy thận 8 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chiều 16/5, kiểm sát viên đặt câu hỏi với Hoàng Công Lương nhưng bị cáo Lương cho rằng, từ giai đoạn điều tra đến nay, kiểm sát viên có ý quy chụp, kết tội nên không tin tưởng.