Đi bộ sau bữa ăn, sai một bước hại cả cơ thể

Đi bộ sau bữa ăn tốt cho cơ thể nhưng đó là đi đúng kiểu, ngược lại nếu đi sai cách, ắt hẳn sẽ lợi bất cập hại.

Đi bộ sau bữa ăn có thể giúp co cơ bụng, thúc đẩy nhu động ruột, kích thích thần kinh phó giao cảm và giảm căng thẳng. Nhưng đi bộ quá nhanh hoặc quá lâu có thể gây chấn thương cho cơ thể.
Vậy, đi bộ sau bữa ăn thế nào mới khoa học, thế nào mới giúp bạn khỏe mạnh?
1 - Càng chậm càng tốt, không quá nửa giờ
Theo y học cổ truyền, sau khi ăn xong, nên đi bộ một trăm bước, sẽ thúc đẩy dạ dày làm việc, tiêu hóa tốt hơn. Đi bộ chậm giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ, ăn no phải đứng dậy đi lại chậm rãi, kẻo thức ăn tích tụ trong dạ dày gây khó chịu đường tiêu hóa.
Song, nếu đi quá nhanh và vận động quá mạnh, máu sẽ từ dạ dày lưu thông đến tứ chi, khí huyết giảm sút, không có lợi cho tiêu hóa. Tốc độ đi bộ được khuyến nghị là 90 bước mỗi phút, khoảng 1 đến 2 bước mỗi giây. Thời gian đi bộ là 10-30 phút, không quá lâu.
2 - Tránh vừa đi bộ vừa nói chuyện
Đi bộ sẽ khiến khí tụ lại trong cơ thể, có thể nuôi dưỡng khí huyết. Nhưng nhiều người cao tuổi thích nói chuyện với người khác hoặc gọi điện thoại trong khi đi bộ, điều này dễ khiến cơ thể phân tán khí và mất nước (nước bọt).
Di bo sau bua an, sai mot buoc hai ca co the
 Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, nên nghỉ ngơi một lúc sau ăn rồi mới đi dạo.
Tốt nhất, hãy nghỉ ngơi sau bữa ăn và trước khi đi dạo, khi đi bộ có thể xoa bóp nhẹ nhàng huyệt Trung Quản, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Thêm vào đó, người cao tuổi chức năng tim, phổi, lá lách, dạ dày kém, cơ thể yếu, nên nghỉ ngơi nửa giờ trước khi đi dạo.
Nếu bạn có các triệu chứng như đau thắt ngực, hạ huyết áp, sa dạ dày, khó thở, đi lại yếu ớt, bạn nên tránh ăn quá no, sau khi ăn và trước khi đi bộ nên nghỉ ngơi 30 phút để tránh khó chịu cho cơ thể.
Từ góc độ chức năng sinh lý tiêu hóa, dạ dày ở trạng thái no sau khi ăn. Lúc này cần đảm bảo đường tiêu hóa được cung cấp đủ máu cho quá trình tiêu hóa ban đầu. Nghỉ ngơi hợp lý sau bữa ăn, đường tiêu hóa có thể được cung cấp nhiều máu hơn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về sinh lý học não bộ, cảm giác "no" của một số người chỉ là cảm giác đầy bụng nhưng chất dinh dưỡng chưa được hấp thụ vào cơ thể, cơ thể vẫn ở trạng thái "đói". Nếu vội vàng đi bộ ngay, một phần máu sẽ tập trung ở hệ vận động, làm chậm quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, dễ gây ra chứng khó tiêu chức năng.
Tổng hợp lại các báo cáo y khoa, cho thấy:
1. Người mất ngủ nên đi bộ chậm nửa tiếng vào buổi tối, trước khi đi ngủ nghỉ ngơi 15 phút, có tác dụng an thần rất tốt.
2. Bệnh nhân cao huyết áp nên tiếp đất bằng lòng bàn chân thay vì gót chân, nếu không não sẽ rung động liên tục dễ gây chóng mặt.
3. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên đi bộ chậm trong vòng một giờ sau khi ăn, để không gây ra cơn đau thắt ngực. Tuân thủ lâu dài giúp cải thiện chuyển hóa cơ tim, giảm xơ cứng mạch máu.
4. Người bị suy giảm nhận thức nhẹ nên quay tay về phía sau để đi bộ, đặt tay lên huyệt Minh Môn ở thắt lưng, từ từ lùi lại 50 bước, sau đó đi về phía trước 100 bước, đi đi lại lại 5 đến 10 lần. (Đặc biệt chú ý an toàn khi đi lùi)
5. Những người có vấn đề về đường tiêu hóa có thể đi bộ và xoa bụng. Khi đi, dùng hai tay xoa bóp vùng bụng, mỗi phút 30-60 bước.

Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)

Nên chạy buổi sáng hay đi bộ buổi tối? Câu trả lời kinh ngạc

Chạy bộ giúp đốt cháy calo và giảm cân nhanh. Đi bộ có tác dụng tương tự song thiên về duy trì cân nặng và sức bền. Tùy vào mục đích, bạn có thể chọn loại hình tập phù hợp.

Nen chay buoi sang hay di bo buoi toi? Cau tra loi kinh ngac
 Chất lượng cuộc sống nâng cao, mọi người ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe. Trong số các bài tập, chạy bộ và đi bộ rất dễ thực hiện, không cần đầu tư nhiều về dụng cụ, sân bãi...nên nhiều người lựa chọn.  (Ảnh minh họa)

Nên đi bộ bao nhiêu phút để giảm nguy cơ bệnh tim?

Một nghiên cứu mới phát hiện, chỉ cần đi bộ ít phút cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, vậy con số chính xác là bao nhiêu?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm.

Nhiều lợi ích từ cách đi bộ giật lùi có thể bạn chưa biết

Đi giật lùi đòi hỏi khá nhiều sự phối hợp, nỗ lực và yêu cầu bộ não của bạn làm một việc không quen thuộc

Nhiều người chọn đi bộ để rèn luyện sức khỏe vì đây là một trong những hình thức tập thể dục dễ dàng nhất. Mỗi bước đi có thể tăng cường trao đổi chất của cơ thể, giảm bớt cảm giác "tội lỗi" khi bạn ăn quá nhiều vào những dịp tụ tập.

Theo các nhà chuyên môn, có một hình thức đi bộ đặc biệt gặt hái những lợi ích mà kiểu đi hướng về phía trước không thể mang lại. Đó là đi giật lùi. Hình thức vận động không quen thuộc này có lợi cho trí óc, cơ bắp và khớp xương.

Nhieu loi ich tu cach di bo giat lui co the ban chua biet

Đi bộ đều đặn có lợi cho sức khỏe. Ảnh: New York Post

Jack McNamara, giảng viên về sinh lý học thể dục lâm sàng tại Đại học East London (Anh) nói: “Đi giật lùi đòi hỏi khá nhiều sự phối hợp, nỗ lực và yêu cầu bộ não của bạn làm một việc không quen thuộc”.

Vị chuyên gia đánh giá, bệnh nhân đột quỵ đang hồi phục, người cần học lại cách đi bộ, có thể hưởng lợi từ các bài tập phục hồi chức năng bao gồm đi giật lùi. Thực hiện thành thạo thử thách này sẽ giúp họ củng cố kỹ năng phối hợp, cải thiện việc đi bộ thông thường hướng về phía trước.

Theo New York Post, đi lùi còn tốt cho cơ bắp và khớp. Chuyên gia McNamara giải thích, khi bạn lùi lại một bước, hai cơ chính ở đùi có xu hướng hoạt động mạnh hơn một chút so với khi bạn tiến một bước.

Hoạt động nhiều hơn giúp hai cơ đó trở nên mạnh hơn, mang lại sự ổn định và giảm bớt áp lực cho đầu gối. Nhờ vậy, những người bị thoái hóa khớp gối giảm được cảm giác đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, đi giật lùi cũng đốt cháy nhiều calo hơn. Đi theo chiều ngược lại sẽ tác động lên các nhóm cơ thường không được sử dụng khi bạn đi về phía trước. Các bước ngắn và nhiều hơn so với khi tiến lên. Bạn cần kích hoạt nhiều cơ bắp để giữ thăng bằng, tránh ngã ra sau.

Mặc dù đi giật lùi dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng nhưng chuyên gia McNamara vẫn cho rằng đó không phải là lựa chọn vận động tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Bài tập này phù hợp với việc rèn luyện sức mạnh và đề kháng.

Một điểm cần lưu ý là bạn chỉ nên đi lùi trong thời gian ngắn và tạo lực cản bằng cách kéo lê một vật gì đó trong khi di chuyển.

Nhieu loi ich tu cach di bo giat lui co the ban chua biet-Hinh-2

Hoạt động vài phút mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ

Mỗi ngày, bạn chỉ cần đi bộ nhanh hơn, chạy tới bến xe bus có thể giảm tới 40% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.