Xử lý được 10.000 tỷ là cổ phiếu của ông Trầm Bê sẽ giúp Sacombank tốt hơn

(Vietnamdaily) - Theo VAMC, sau khi xử lý số cổ phiếu của ông Trầm Bê, ông chủ mới sẽ chăm lo cho Sacombank tốt hơn hiện nay bởi cổ đông mới này sẽ đưa tiền tươi thóc thật vào.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên sáng 23/4 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), trả lời về việc số lượng lớn cổ phiếu STB đang ở VAMC, chiếm 32,5% vốn (đây cũng chính là nợ xấu của Sacombank), ông Dương Công Minh cho biết, khoản này sẽ được xử lý theo đề án tái cơ cấu, Thủ tướng cho phép thì sẽ đưa ra bán.

Sacombank đang xin cơ chế mua lại khoản này, trả lại trái phiếu đặc biệt rồi bán đấu giá. Giá đấu khoảng 33.000 - 34.000 đồng/cp để thu đủ vốn, lãi, lãi phạt, cao hơn thị trường rất nhiều. Số cổ phiếu chiếm 32% vốn tại VAMC phải giải quyết trong năm 2022.
Còn thông tin Sacombank muốn bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, ông Minh cho biết, thực ra bán được hay không vẫn phải chờ Chính phủ, Sacombank cùng với ngân hàng quản lý tài sản sẽ trình NHNN, hiện NHNN đang rà soát.
DHDCD STB: Xu ly duoc 10.000 ty la co phieu cua ong Tram Be se giup Sacombank tot hon
 
Liên quan đến nợ xấu, đại diện VAMC cho biết, năm 2020 Sacombank đã khá thành công trong xu thế chung của các ngân hàng thương mại, nhưng năm 2021 và một vài năm tiếp theo vẫn còn khó khăn vì theo tổng số khoản nợ STB tồn đọng mà VAMC đang quản lý đã xử lý được một nửa.
Một nửa còn lại trong đó có khoảng 10.000 tỷ là cổ phiếu STB của Trầm Bê đang xin ý kiến chỉ đạo của NHNN và Chính phủ để xử lý. Có thể cuối năm nay hoặc sang năm có trả lời chính thức của Chính phủ.
Hiện cổ phiếu STB đang tốt sẽ hỗ trợ hoạt động của Sacombank hiện nay. Ngoài ra, theo VAMC, sau khi xử lý số cổ phiếu của ông Trầm Bê, ông chủ mới sẽ chăm lo cho Sacombank tốt hơn hiện nay bởi cổ đông mới này sẽ đưa tiền tươi thóc thật vào.
Về xử lý các tài sản bảo đảm khác, Sacombank đang cho bán đấu giá công khai các tài sản bảo đảm tính từ giá vốn cộng lãi suất kể cả lãi phạt… với giá vốn là giá cuối cùng.
Riêng đối với KCN Phong Phú, do cổ đông Phong Phú đã có những lùm xùm nên hiện UBND TP đề nghị tạm ngưng giao dịch để giải quyết dứt điểm, hi vọng năm 2021 sẽ xong khoản này. Còn dự án khu dân cư Bình Trị Đông đã được Sacombank bán đấu giá thành công.
Rất muốn chia cổ tức nhưng vẫn phải chờ NHNN
Ông Dương Công Minh cũng chia sẻ thêm, Sacombank đang tái cơ cấu, bản thân mình cũng rất muốn chia cổ tức, nhưng vẫn phải chờ NHNN.
HĐQT mới hứa cố gắng trong vòng 5 năm sẽ tái cơ cấu xong, nghĩa là năm 2022 Sacombank sẽ trở về trạng thái bình thường thì được quyền chia cổ tức năm 2022 hoặc đầu 2023.
Hiện nguồn lợi nhuận giữ lại đang ở mức cao hơn 6,000 tỷ đồng, STB cho biết sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và hiện chờ sự phê duyệt của NHNN để triển khai thực hiện.
Được biết, Sacombank đã trích 5,633 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng thuộc Đề án, nâng mức trích lập lũy kế từ khi triển khai Đề án lên 12,027 tỷ đồng, đạt 52% tổng thể Đề án đến năm 2025.
Doanh số thu hồi nợ xấu trong năm 2020 hơn 15,200 tỷ đồng. Trong đó, đã thu hồi 8,200 tỷ đồng các khoản thuộc Đề án, nâng mức thu hồi lũy kế từ khi triển khai Đề án lên 46,547 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch tổng thể Đề án đến năm 2025. Tài sản tồn đọng thuộc Đề án giảm 48.2% so với cuối năm 2016, chiếm 9.8% tổng tài sản, góp phần tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời từ 67.9% lên 85.2%.
Về tình hình kinh doanh quý 1/2021, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết, huy động trên 3,5%, cho vay 5,8%, dịch vụ trên 1.200 tỷ. Nợ xấu 4 tháng đầu năm đã xử lý là 2.280 tỷ đồng. Lợi nhận đạt 25% trên kế hoạch đưa ra là 4.000 tỷ.

Sudico nói gì về lợi nhuận 'bay hơi' 17% sau kiểm toán 2020?

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính kiếm toán của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm hơn 17% xuống còn gần 42 tỷ đồng.

Theo giải trình của SJS, sở dĩ lợi nhuận suy giảm sau kiểm toán do công ty điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp do tăng trích lập dự phòng công nợ phải thu.

Đồng thời, công ty cũng điều chỉnh tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại công ty con là Sudico Hoà Bình. 

FPT báo lãi quý 1 tăng 22% với gần 1.400 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Quý 1/2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của CTCP FPT (HoSE: FPT) lần lượt đạt 7.586 tỷ đồng và 1.397 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% và 22%.

Quý 1, FPT vượt kế hoạch doanh thu và LNTT, tăng trưởng tương ứng 14,4% và 22,3%

Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 22,8%, đạt 103% kế hoạch, và lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng trưởng 20,8%, đạt 104% kế hoạch.

ĐHĐCĐ HDBank: Chia cổ tức 25%, doanh thu phí bancassurance trên 1.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021.

ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính: Tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020. 

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2019, lên 7.281 tỷ đồng. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,62% và 21,1%.

HDBank xác định năm 2021 tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, tự động hoá các quy trình trọng yếu nhằm gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 

HDBank ưu tiên phát triển mảng dịch vụ, trong đó, dư địa mảng bancassurance của HDBank còn lớn và nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền. Mảng thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cũng có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết bancassurace là một lĩnh vực tiềm năng với dư địa còn rất lớn. Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch doanh thu phí từ bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Ông cho biết ngân hàng sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác trong thời gian tới.

"Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn chúng tôi sẽ cố gắn chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng", ông nói.

Đại hội cũng đã thông qua tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% từ lợi nhuận chưa phân phối 2020 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đã kiểm toán và trích các quỹ theo quy định để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 2.100 tỷ, tăng 68% so với quý 1/2020. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ vượt 1.800 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, HDBank sẽ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ HDBank đang nắm giữ là gần 15,1 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành từng đợt phát hành. 

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông HDBank cũng bàn về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào HDBank.
Theo HDBank, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, HDBank đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN theo quy định. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập PGBank và HDBank.
Do đó, các bên vẫn chưa thể hoàn thành dự án sáp nhập này. Bên cạnh đó, ngày 2/6/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, là cổ đông lớn nắm 40% vốn PGBank) đã gửi công văn tới HDBank cho biết sẽ thực hiện thoái vốn tại PGBank theo quy định trong trường hợp phương án sáp nhập không được chấp thuận trước ngày 31/8/2020.
Đồng thời, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này vào ngày 22/2/2021.