Đến nhà tôi ăn tối, chị đồng nghiệp nói một câu chua xót

Tôi bất ngờ khi nghe câu nói hờ hững nhưng đầy chua xót của chị đồng nghiệp thân thiết.

Den nha toi an toi, chi dong nghiep noi mot cau chua xot

Ảnh minh họa.

Từ trước đến nay, trong suy nghĩ của tôi, chị Hòa là một người phụ nữ may mắn. Bởi chị ấy có công việc ổn định, có một người chồng giỏi giang, nhiệt huyết, kiếm ra tiền nhiều. Mỗi lần đi dự tiệc ở công ty, chị Hòa đều dẫn chồng theo. Anh ấy chiều chuộng, quan tâm vợ từng chút một khiến tôi thầm ngưỡng mộ.

Chồng tôi không giỏi kiếm tiền như chồng của chị Hòa. Anh ít nói, trầm lặng và ít khi nổi giận. Dù chồng vẫn nấu ăn, chăm sóc con, không tiêu xài tiền bạc, tôi vẫn cảm thấy cuộc hôn nhân của mình có phần nhàm chán. Phải chi chồng nói nhiều hơn một chút, biết tặng vợ món quà nhỏ hay bông hoa hồng vào dịp lễ thì tốt biết bao? Tôi đã từng nghĩ và so sánh chồng mình với nhiều người đàn ông khác rồi tự cảm thấy chán nản trong lòng. Cho đến khi nghe chị đồng nghiệp trút nỗi lòng qua câu than thở, tôi mới chợt nhận ra suy nghĩ của mình thật sai lầm.

Chẳng là mấy hôm trước, chị Hòa đến nhà tôi ăn cơm tối. Chị nói chồng chị đi công tác nước ngoài cả tuần nay, một mình chị ở trong căn hộ rộng lớn rất cô đơn. Về nhà mẹ đẻ hoài thì lại sợ hàng xóm đàm tiếu, lại xảy ra lắm chuyện hiểu lầm.

Trong lúc chị em tôi ngồi nói chuyện ở ngoài ghế đá, chồng tôi trong nhà tất bật nấu ăn rồi tắm cho con gái nhỏ. Con bé ở với bố nhiều hơn nên rất quấn bố, suốt ngày đi theo làm 'cái đuôi nhỏ' của bố. Tôi đi làm về chỉ việc ngồi hóng mát, uống trà gừng và đợi chồng dọn cơm ăn thôi.

Chị Hòa hỏi tại sao tôi không giúp đỡ chồng? Tôi thật thà thừa nhận mình chẳng đảm đang chuyện bếp núc, chăm con bằng chồng mình. Vả lại, anh ấy cũng chưa bao giờ để tôi đụng vào mấy việc này. Hàng ngày, tôi chỉ rửa bát, phơi quần áo thôi, còn lại chồng tôi lo hết.

Chị đồng nghiệp bỗng thở dài, nói bâng quơ một câu: "Chị ước có cuộc sống bình yên, hạnh phúc như em quá". Câu nói tuy bình thản nhưng vẫn chất chứa đầy chua xót. Chị trút nỗi lòng, nói chồng chị chưa bao giờ giúp vợ việc nhà, ngay cả khi chị bệnh. Hàng tháng, anh ấy đưa cho vợ 50 triệu là xong nhiệm vụ. 

Những gì chị Hòa kể đã giúp tôi tỉnh ngộ. Hóa ra, tôi có một cuộc sống bình yên và một người chồng tuyệt vời nhưng tôi lại không nhận ra. Tôi còn so sánh chồng mình với người đàn ông khác để rồi dằn vặt lẫn nhau. Từ bây giờ, có lẽ tôi phải thay đổi cách nhìn và ứng xử với chồng thôi.

Vừa cưới, mẹ đã hỏi vay tiền, vàng để mua nhà cho anh trai

Nếu tôi đáp ứng nguyện vọng của mẹ, chồng tôi biết được sẽ nghĩ gì về nhà vợ? Đứng giữa mẹ và chồng, tôi không biết phải làm sao nữa?

Trước ngày tôi đi lấy chồng, mẹ thở dài tâm sự, có những gì tốt đẹp thì tôi hưởng hết, còn những gì tệ nhất thì lại đến tay anh Phú (anh trai tôi). Từ ngày tôi bắt đầu đi học đến nay, chưa bao giờ mẹ phải đau đầu vì tôi, còn với anh tôi thì suy nghĩ đến mất ăn mất ngủ. Giá mà anh trai được 1 góc của tôi thì bố mẹ cũng bớt lo lắng phần nào.
Vua cuoi, me da hoi vay tien, vang de mua nha cho anh trai
Ảnh minh họa. 

Bố chết lặng khi thấy kết quả xét nghiệm ADN của con trai

Đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên được lá thư vợ để lại lúc bỏ nhà đi. Cô ấy chính là vết thương lớn nhất trong cuộc đời của tôi.

Bảy năm hôn nhân dài đằng đẵng cuối cùng cũng kết thúc bằng cuộc chia ly không lời từ biệt. Vợ tôi khăn gói ra đi vào một ngày mưa gió bão bùng.

Trước khi đi, cô ấy để lại cho tôi một bức thư, thừa nhận mình có quan hệ mờ ám. Và đứa con trai hơn 2 tuổi không phải của tôi, mà chính là của cô ấy và nhân tình. Nhưng người đàn bà ấy lại bỏ trốn một mình. Cô ta nhẫn tâm để lại đứa trẻ cho tôi nuôi.