Doanh nghiệp bất động sản có dư nợ từ 5.000 tỷ đồng trở lên phải báo cáo Chính phủ

(Vietnamdaily) - Tính đến cuối tháng 9/2019, tín dụng bất động sản chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 14,58%. Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này.

Tại phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra chiều ngày 22/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế đã “đảo chiều” trong thời gian qua.

Trước đây, tăng trưởng tín dụng 33%/năm, nhưng GDP chỉ tăng từ 5-6%. Những năm gần đây, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng, nhất là tín dụng bất động sản, chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nên tín dụng nói chung tăng khoảng 14%, nhưng tăng trưởng kinh tế cao hơn trước.

Bất động sản vẫn còn là lĩnh vực có nhiều rủi ro nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này.

Doanh nghiep bat dong san co du no tu 5.000 ty dong tro len phai bao cao Chinh phu
 

Phó Thủ tướng cho biết, tín dụng bất động sản những tháng đầu năm 2019 tăng đột biến vì Chính phủ thay đổi cách tính.

Cụ thể, những năm trước thống kê riêng tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản 1 mục và 1 mục là tín dụng tiêu dùng cho người mua nhà, sửa chữa nhà ở... Từ năm vừa rồi Chính phủ yêu cầu tổng hợp 2 chỉ số này vào để không chủ quan là tỷ lệ tín dụng bất động sản thấp.

Theo Phó Thủ tướng, doanh nghiệp bất động sản có số dư nợ tín dụng từ 5.000 tỷ đồng trở lên thì Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 tháng/lần và chịu trách nhiệm về báo cáo đó.

Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp bất động sản có dự nợ từ trên 1.500 tỷ đồng báo cáo để kiểm soát.

Đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

Tín dụng bất động sản chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 14,58%. Trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm 32,7% dư nợ bất động sản, tăng 5,5%; tín dụng cho mục đích tự sử dụng chiếm 68,3% dư nợ bất động sản, tăng 19,6%.

Tín dụng tiêu dùng chiếm 20,68% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 13,92%, trong đó liên quan bất động sản (mua, thuê, thuê mua, xây dựng sửa chữa nhà ở) chiếm 59,4% dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 19,51%.

Tín dụng bất động sản có đi kèm với nợ xấu?

Một số ngân hàng có dư nợ bất động sản cao đang có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mặt bằng chung của hệ thống. Tuy nhiên phân tích kỹ thì nợ xấu lại không đến từ mảng cho vay này.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu nội bảng của các TCTD đang là 2,09% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, giảm so với con số 2,46% hồi cuối năm 2016. Trong khi đó, tổng nợ xấu bao gồm các các khoản nợ đã bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu là 6,67% tổng dư nợ.

Người tiêu dùng nên xuống tiền kênh đầu tư nào sinh lời cao năm 2019?

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, 2019 là một năm mà thị trường tài chính dự báo tiếp tục có nhiều biến động, cho nên không nên chọn kênh đầu tư theo kiểu “bỏ tất cả trứng vào một giỏ".

Năm 2018 là một năm đầy biến động và khó đoán định của thị trường tài chính thế giới và trong nước. Năm 2019 được giới chuyên gia kinh tế nhận định, những biến động này sẽ diễn biến khó lường hơn, vì vậy việc lựa chọn kênh đầu tư nào an toàn và sinh lời cao đang là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư “lăn tăn”.

Vietcombank, Agribank và nhiều DNNN thuộc diện kiểm toán năm 2020

(Vietnamdaily) - Vietcombank, Agribank, Bảo hiểm Bảo Minh, Ngân hàng chính sách Xã hội... là nhóm các tổ chức tài chính - ngân hàng thuộc diện kiểm toán.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kế hoạch năm 2020, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm toán 146 cuộc, giảm 44 cuộc so với kế hoạch kiểm toán đầu năm 2019.

Vietcombank, Agribank va nhieu DNNN thuoc dien kiem toan nam 2020
 

Với lĩnh vực ngân sách Nhà nước (NSNN), ngoài kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2019 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan kiểm toán dự kiến thực hiện tại 12 bộ, cơ quan trung ương và 41 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kiểm toán Nhà nước cũng dự kiến thực hiện 9 cuộc tập trung vào các các chủ đề liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu và hoạt động tín dụng cho người nghèo, nhà ở xã hội...

Với lĩnh vực chuyên đề, cơ quan này lựa chọn 19 cuộc kiểm toán chuyên đề, gồm: 2 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng và các chương trình - dự án thuộc lĩnh vực an sinh - xã hội, phát triển kinh tế vùng, việc quản lý tài nguyên, khoáng sản và một số chuyên đề về công tác quản lý thu ngân sách và  quản lý đầu tư xây dựng cơ bản...

Về đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 34 cuộc tại các dự án đầu tư lớn, được dư luận quan tâm như: các dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ thiêm TP HCM; đầu tư xây dựng đường vành đai II, III thành phố Hà Nội; các tuyến đường trên tuyến Quốc lộ 1A; tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; các dự án thủy lợi (Hồ chứa nước Đồng Mít; hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; hồ chứa nước Sông Lũy, Bắc sông Chu - Nam sông Mã; đập ngăn mặn sông Hiếu; hồ chứa nước Mỹ Lâm; hồ chứa nước sông Chò I), dự án vệ sinh môi trường TP HCM; đường dây 500kV Long Phú - Ô Môn; nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 và dự án đường sắt đô thị Hà Nội...

Với lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 16 cuộc, gồm Ngân hàng Nhà nước, 12 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 3 ngân hàng thương mại như Vietcombank, Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Bảo hiểm Bảo Minh…

Về lĩnh vực quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến tổ chức 9 cuộc, gồm 5 đơn vị dự toán, 3 doanh nghiệp, 1 dự án đầu tư. Về lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng cơ quan tổ chức, kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 5 cuộc tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh; 27 công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 21 tỉnh ủy, thành ủy; khối các học viện, nhà trường thuộc Bộ Công an và khối các đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Công an.