Đến 30/9, dư nợ tín dụng ở Tp HCM đạt 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm trên 27% cả nước

(Vietnamdaily) - Tính đến ngày 30/9, huy động vốn trên riêng TP HCM ước đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng 2,2 triệu tỷ đồng, đều chiếm hơn 27% tỷ trọng cả nước.

Sáng 18/10, chia sẻ tại diễn đàn kinh tế Tp HCM 2019, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, Tp HCM hiện là địa bàn hoạt động của 48 hội sở chính các tổ chức tín dụng, 29 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, 413 chi nhánh của các tổ chức tín dụng, 1.616 phòng giao dịch và 25 văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Tính đến ngày 30/9/2019, trên địa bàn Tp HCM, huy động vốn ước đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng (chiếm 27,91% tỷ trọng vốn huy động cả nước). Dư nợ tín dụng đạt 2,2 triệu tỷ đồng (chiếm 27,96% tỷ trọng dư nợ của cả nước).

Thành phố còn là đầu mối để dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam với lượng kiều hối gửi về hàng năm ổn định ở mức 5 tỷ USD. Còn tính đến ngày 30/9/2019, kiều hối chuyển về Tp HCM ước đạt 3,3 tỷ USD.

Lượng góp vốn, mua cổ phần của gần 3.300 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Tp HCM năm 2018 cũng đạt khoảng 6 tỷ USD.

Den 30/9, du no tin dung o Tp HCM dat 2,2 trieu ty dong, chiem tren 27% ca nuoc
 

Cũng theo Phó Thống đốc, trong những năm vừa qua, khu vực tài chính, ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

Các định chế tài chính của Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, quy mô, cải thiện tích cực về bộ máy và năng lực quản trị, một số ngân hàng đã vươn tầm tương đương với các ngân hàng lớn trong khu vực và châu Á.

Mức độ hiệu quả và tính ổn định của các tổ chức tín dụng Việt Nam nhận được những đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế như World Bank, Fitch Rating và Moody.

Hòa chung dòng chảy đó, khu vực thị trường tài chính Tp HCM đã có những phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương và khu vực.

'Thắt' tiền tệ - Điều gì đang diễn ra?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gửi công văn đến các ngân hàng yêu cầu các ngân hàng tránh tăng cho vay đối với lĩnh vực có rủi ro cao hơn như bất động sản (BÐS), tiêu dùng và chứng khoán. Nhiều khả năng, NHNN sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tăng trưởng tín dụng trong những tháng còn lại của năm.
 

Không ảnh hưởng đến tăng GDP

Tín dụng đen đang tấn công hệ thống ngân hàng thế nào?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo vấn nạn tín dụng đen hiện tại không chỉ len lỏi vào các tầng lớp, mà nó còn đang tấn công cả hệ thống ngân hàng.

"Nghe tín dụng đen chúng ta nghĩ ngay đến nguồn vốn tín dụng đổ ập xuống những người thiếu hiểu biết, thu nhập thấp, nhưng chính tôi cũng ngạc nhiên vì hiện tượng tín dụng đen đang tấn công hệ thống ngân hàng” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu tại buổi tọa đàm “Công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I năm 2019”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất TP HCM hình thành trung tâm tài chính rộng 10.000ha

(Vietnamdaily) - Sáng 18/10, tại diễn đàn Kinh tế TP HCM năm 2019, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề xuất, nghiên cứu xem xét vị trí trung tâm tài chính tại khu vực toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè, một phần huyện Bình Chánh và Cần Giờ trên 10.000 ha.

Ông Dũng phân tích, lợi ích của Việt Nam khi đầu tư trung tâm tài chính là thu hút các công ty đa quốc gia, định chế tài chính lớn; nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam; dòng tiền chảy vào giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn; đồng thời tăng thu ngân sách nhà nước thông qua thuế, lệ phí giao dịch tài chính.

Đến năm 2020, châu Á sẽ chiếm tới 50% tầng lớp trung lưu của thế giới. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.