Tín dụng đen đang tấn công hệ thống ngân hàng thế nào?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo vấn nạn tín dụng đen hiện tại không chỉ len lỏi vào các tầng lớp, mà nó còn đang tấn công cả hệ thống ngân hàng.

"Nghe tín dụng đen chúng ta nghĩ ngay đến nguồn vốn tín dụng đổ ập xuống những người thiếu hiểu biết, thu nhập thấp, nhưng chính tôi cũng ngạc nhiên vì hiện tượng tín dụng đen đang tấn công hệ thống ngân hàng” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu tại buổi tọa đàm “Công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I năm 2019”.
Ông chia sẻ câu chuyện về nhóm đối tượng mang một số tiền rất lớn tới gửi tại các ngân hàng trong thời gian qua. Sau đó, họ dùng sổ tiết kiệm thế chấp cho bên thứ 3 để vay tiền. Khi bên thứ 3 đã vay tiền, họ lợi dụng kẽ hở trong hoạt động ngân hàng, lợi dụng cả lòng tin cán bộ ngân hàng để chối bỏ trách nhiệm thế chấp tiền gửi cho ngân hàng, tức là đòi lại tiền đã gửi của họ.
Tin dung den dang tan cong he thong ngan hang the nao?
Những dòng vốn của tín dụng đen đang len lỏi vào nền kinh tế Việt Nam và nguy cơ gây ra khủng hoảng, theo TS Hiếu. 
Ông Hiếu cho rằng chưa thể xác định được nguồn vốn tín dụng đen hiện tại xuất phát từ trong nước hay từ nước ngoài. Dẫu vậy, nó đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam.
“Họ không chỉ dùng những dòng vốn đó để cho vay, thu về gấp 4-7 lần số vốn bỏ ra mà họ cũng đang dùng chúng để tấn công hệ thống ngân hàng. Cả hệ thống cũng cần phải cảnh giác với những dòng vốn đang len lỏi vào nền kinh tế Việt Nam, nguy cơ gây ra khủng hoảng”, ông Hiếu cảnh báo.
Về vấn đề lãi suất, TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định mức lãi suất 8% kỳ hạn vay 12 tháng tại các ngân hàng hiện nay khó có thể giảm khi lạm phát đang duy trì ở mức gần 4%. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng rất đáng lưu tâm bởi chừng nào nợ xấu còn thì ngân hàng vẫn phải “nuôi” nợ xấu.
“Giả sử tôi có 100 đồng nợ và mỗi năm tôi phải trả 8 đồng cho 100 đồng đó. Đáng lý 100 đồng đó tôi phải sinh ra 10 đồng để có được 2 đồng và trả 8 đồng phí nhưng đây lại không sinh lời. Như vậy, nợ xấu làm tăng chi phí của ngân hàng, đồng thời không tạo ra thu nhập. Sổ sách rất đẹp nhưng dòng tiền thực thì không có”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đưa ra ví dụ.
Cuối cùng, ông cho biết việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm tính thanh khoản tại các ngân hàng và góp phần đẩy lãi suất lên để thu hút tiền gửi nuôi ngân hàng. Tuy nhiên, về mặt sinh tồn, tăng dự trữ bắt buộc lại là tốt cho ngân hàng.

Gần Tết, “tín dụng đen” bủa vây, nhiều công nhân phải bỏ trốn

Cuối năm, tại một số khu công nghiệp (KCN), hoạt động tín dụng đen nở rộ với nhiều hình thức cho vay mới. Nhiều công nhân vay đến hạn không có tiền trả, phải bỏ việc trốn nợ.

Diễn biến phức tạp nạn tín dụng đen được tờ Tiền Phong thông tin:
Nhận lương từ… tiệm cầm đồ

Triệt phá ổ tín dụng đen, thu hơn 11 tỷ đồng

(VietnamDaily) - Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) vừa triệt phá thành công ổ nhóm tín dụng đen núp bóng doanh nghiệp cho vay nặng lãi, thu giữ hơn 11 tỷ đồng.

Theo cơ quan điều tra, đối tượng cầm đầu đường dây tín dụng đen là Triệu Đình Hoan (SN 1979, trú tại Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội).
Theo cảnh sát, Hoan từng có 1 tiền án về tội “Vi phạm quy định điều khiển phương tiện về giao thông đường bộ”.

Bất ngờ với khoản nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền

(VietnamDaily) - Theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH), nợ ngắn hạn ở thời điểm cuối năm là 2.775 tỉ đồng, tăng thêm 958 tỉ, tương ứng với mức tăng 53% so với đầu năm...

Trong đó, nợ phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn và vay ngắn hạn đều tăng.
Cũng theo Báo cáo này, Hàng tồn kho của Nhà Khang Điền ở thời điểm kết thúc năm 2018 là 5.817 tỉ đồng, tăng 959 tỉ đồng, tương ứng mức tăng 20% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên về giá trị của BĐS dở dang ở một số dự án như Khang Phúc – Khu Dân cư Tân Tạo; Thành Phúc – Jamila; Khang Phúc – Khu dân cư Bình Hưng 11A; Saphire Phú Hữu; Bình Trưng – Bình Trưng Đông… Công ty dự kiến hoàn tất bán hàng, xây dựng và bàn giao hai dự án đang kinh doanh là Jamila (bàn giao nốt vào tháng 4/2019) và Safira (dự kiến bán hết vào quý II/2019).
Bat ngo voi khoan no ngan han cua Cong ty Nha Khang Dien
 Nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền tăng lên 3.733 tỉ đồng. Ảnh internet.