
Trong kho vũ khí của quân đội Ukraine, hệ thống pháo phản lực HIMARS được xem là một trong những vũ khí hỗ trợ hiệu quả nhất do NATO cung cấp. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine

Trên thực tế, quy trình vận hành HIMARS tại Ukraine gần như giống hệt với cách các lực lượng NATO triển khai, khi toàn bộ đạn dược và thông tin tình báo phục vụ tấn công đều do phương Tây cung cấp. Trong mô hình này, quân đội Ukraine chủ yếu đóng vai trò vận hành kỹ thuật. Ảnh: Army Technology

Do tên lửa và đạn chiến thuật của HIMARS có tầm bắn tương đối xa, nên khi khai hỏa không cần tiến sát đường tiếp xúc; hơn nữa, các trận địa khai hỏa của HIMARS thường nằm gần các tuyến đường lớn, cho phép “bắn xong là rút”, sau đó lẩn vào các dải rừng hoặc quay lại căn cứ phía sau. Ảnh: RIA Novosti

Quân Nga, do bị hạn chế trong khả năng trinh sát chiều sâu, rất khó để phát hiện và bắt được HIMARS; và nếu có may mắn phát hiện được, thì thường sẽ lập tức bị tên lửa Iskander “xử lý”. Ảnh: TASS

Trong gần ba năm kể từ khi HIMARS được đưa vào chiến đấu, cách duy nhất mà quân Nga đánh trúng được hệ thống này chủ yếu là nhờ máy bay không người lái trinh sát tầm xa phát hiện được mục tiêu, rồi mới gọi tên lửa Iskander tới tiêu diệt. Ảnh minh họa: RT

Tuy nhiên, trong một trận chiến gần đây, quân Ukraine đã mạo hiểm đưa HIMARS tiến sát ra tiền tuyến, chỉ cách đường tiếp xúc có 11 km. Tại vị trí này, nếu dùng loại đạn không điều khiển, HIMARS của Ukraine chỉ vừa đủ tầm để vươn tới khu vực thành phố Donetsk; còn nếu dùng đạn điều khiển thì tầm bắn xa hơn, có thể tới gần Volnovakha. Ảnh: Defense Post

Ý định của quân Ukraine là đưa HIMARS áp sát, “đánh nhanh rút gọn”, nếu mọi việc thuận lợi thì sẽ không bị quân Nga tiêu diệt. Tuy nhiên, khu vực này hiện là trọng điểm tiến công của quân Nga, lượng máy bay không người lái hoạt động rất lớn, vì vậy HIMARS đã bị UAV trinh sát của Nga phát hiện ngay khi đang khai hỏa. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Ukraine

Do vị trí không cách quá xa chiến tuyến, quân Nga lần này không kiên nhẫn chờ đến khi HIMARS di chuyển đến trận địa tiếp theo mới gọi tên lửa chiến thuật tấn công, mà đã triển khai máy bay không người lái FPV để tấn công trực tiếp. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Mặc dù cả hai bên trong cuộc chiến đều sử dụng rộng rãi UAV FPV và đạt được nhiều kết quả đáng kể, nhưng vì HIMARS thường hoạt động ở khu vực sâu phía sau, nên hiếm khi nằm trong tầm tấn công của loại UAV này. Ảnh: Reuters

Lần này, hệ thống pháo phản lực HIMARS của Ukraine khi khai hỏa chỉ cách vị trí gần nhất của quân Nga khoảng 11 km, và trong quá trình cơ động sau đó, thay vì rút lui về phía sau, lại di chuyển về hướng tây. Điều này không những không kéo giãn khoảng cách với đối phương, mà thậm chí còn tiến lại gần quân Nga hơn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tính từ vị trí bị phá hủy, khoảng cách từ quân Nga đã đột nhập vào Novoolenivka chỉ còn khoảng 9 km. Do đó, việc máy bay không người lái FPV lần đầu tiên tiêu diệt được hệ thống pháo HIMARS phần lớn là do quân Ukraine đã tự mang "chiến quả" đến "tặng" đối phương. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga