Đê điều bị lấn chiếm, Hà Nội đối mặt nguy cơ vỡ trận khi lũ lớn

Trước thực trạng vi phạm hành lang đê điều, đặc biệt trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã có nhiều văn bản chỉ đạo.

Nguy cơ mất an toàn đê điều

Trao đổi với P.V VietnamNet, ông Trần Công Duyên, Trưởng phòng Quản lý đê, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết tình trạng lấn chiếm, san lấp bãi sông, đặc biệt là sông Hồng và sông Đuống đoạn qua địa bàn TP Hà Nội, đang diễn ra phổ biến và ở quy mô nghiêm trọng.

Vi phạm thường ở dạng san lấp, xây dựng công trình trái phép trong hành lang thoát lũ, làm giảm khả năng chứa và thoát lũ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

de-dieu.jpg
Một công trình được chính quyền cấp phép cho xây dựng ở khu vực hành lang thoát lũ đê Sông Hồng, phường Bồ Đề (Hà Nội)

Theo ông Duyên, không gian thoát lũ được quy định rõ trong các quy hoạch phòng, chống lũ, bao gồm lòng sông và bãi sông giữa hai đê. Việc san lấp, lấn chiếm khu vực này làm giảm khả năng thoát lũ, gia tăng mực nước khi xảy ra mưa lũ, đe dọa đến an toàn công trình đê điều.

Thực tiễn đã cho thấy rõ điều này trong đợt lũ sau bão số 3 năm 2024, dù tổng lượng lũ thấp hơn đỉnh lũ năm 1971, nhưng mực nước tại nhiều đoạn sông vẫn vượt mức lịch sử, do không gian thoát lũ bị thu hẹp.

“Lũ chưa đạt thiết kế nhưng mực nước tại hạ lưu nhiều vị trí đã vượt mức lịch sử. Một nguyên nhân quan trọng là việc lấn chiếm bãi sông đã làm hẹp không gian thoát lũ”, ông Duyên cho biết.

Vi phạm dai dẳng, xử lý chưa triệt để

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, việc xử lý thực tế tại các địa phương, trong đó có Hà Nội, vẫn chưa dứt điểm.

“Nhiều công trình kiên cố mọc lên ngay trên bãi sông, có nơi được cấp phép chưa đúng quy định, có nơi xây dựng trái phép. Trong khi việc ngăn chặn, xử lý còn chậm, chưa kiên quyết”, ông Duyên nói.

de-dieu-2.jpg
Đại diện Cục Quản lý đề điều và Phòng chống thiên tại cho rằng cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu cấp phường xã trong xử lý sai phạm.

Tại Hà Nội, nhiều khu vực như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Thanh Trì, Thường Tín (cũ) … đều xuất hiện tình trạng san lấp, đổ thải, xây nhà xưởng trái phép trên bãi sông. Một số trường hợp thậm chí xây dựng kiên cố bằng bê tông. Thực tế này được lực lượng chuyên trách đê điều phát hiện, nhiều lần lập biên bản, nhưng chính quyền địa phương xử lý rất chậm hoặc không dứt điểm.

Chủ quan, buông lỏng quản lý

Theo đánh giá của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, nguyên nhân lớn nhất khiến vi phạm kéo dài là tư tưởng chủ quan, do đã nhiều năm không xảy ra lũ lớn trên hệ thống sông Hồng. Do vậy người dân và chính quyền lơ là, buông lỏng, dẫn đến tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép.

Ngoài ra, còn tồn tại tình trạng chồng chéo pháp lý, nhiều công trình vi phạm liên quan cả đến đất đai, xây dựng, tài nguyên môi trường… khiến việc xử lý gặp khó khăn nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành.

Để xử lý triệt để, ông Duyên cho rằng cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu cấp xã, phường - những người có thẩm quyền trực tiếp xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tham mưu Chính phủ ban hành các chỉ thị, quy chế phối hợp liên ngành, phân vùng rõ trong quy hoạch khu vực được phép, hạn chế hoặc cấm xây dựng trên bãi sông, làm công cụ pháp lý cho quản lý và xử lý vi phạm.

“Pháp luật đã đầy đủ. Vấn đề là phải thực thi nghiêm, quyết liệt. Nếu không, nguy cơ mất an toàn đê điều, ngập lụt đô thị khi có lũ lớn là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Duyên cảnh báo.

vietnamnet.vn

Khởi tố đối tượng xâm phạm lợi ích nhà nước ở Hà Tĩnh

Cơ quan Công an xác định đối tượng Phạm Viết Công có hành vi xuyên tạc, lời lẽ xúc phạm, bôi nhọ danh dự của chính quyền, lãnh đạo các cấp.

Ngày 15/7, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với Phạm Viết Công (SN 1957, trú xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Theo thông tin ban đầu, thời gian qua, địa bàn Hà Tĩnh triển khai nhiều công trình dự án trọng điểm phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Nam.

Cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Thái Hà

Ông Phạm Thái Hà bị cáo buộc lợi dụng vị trí Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội để trục lợi, gây thiệt hại cho hơn 96,8 tỷ đồng.

VKSND tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 29 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan. Trong đó, có 27 người bị cáo buộc phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222.

pham-thai-ha-thu-ky-chu-tich-quoc-hoi-1752.png
Bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

PGS Vũ Văn Tuyển người đột phá trong bảo vệ đê điều

PGS Vũ Văn Tuyển là người đầu tiên phát triển phương pháp xử lý tổ mối ngầm trong thân đê không cần đào bới, mở hướng tiếp cận mới trong bảo vệ đê điều.

Giữa những năm 1970, tình trạng mối phá hoại đê điều trở thành bài toán nan giải đối với ngành thủy lợi Việt Nam. Mối đục khoét tạo thành các khoang rỗng bên trong thân đê, khiến công trình trở nên suy yếu và có nguy cơ bị vỡ khi lũ về. Trước tình hình đó, Viện Khoa học Thủy lợi đã giao cho cố PGS.TS Vũ Văn Tuyển – lúc bấy giờ là một kỹ sư địa chất mới chuyển sang nghiên cứu mối – nhiệm vụ tìm ra một phương pháp hiệu quả để xử lý mối trong thân đê.
Thời điểm đó, tài liệu về mối rất hạn chế, phần lớn chỉ là sách cũ bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, với tinh thần đổi mới, ông Tuyển đã mạnh dạn thử nghiệm áp dụng phương pháp địa vật lý nhằm phát hiện tổ mối ngầm mà không cần đào bới thân đê – một ý tưởng bị coi là “liều lĩnh” vào thời điểm ấy. Sau nhiều tháng miệt mài nghiên cứu và kiểm chứng thực địa ở xã Thượng Thanh (Gia Lâm, Hà Nội), ông đã thành công trong việc xác định chính xác vị trí tổ mối trong thân đê. Phương pháp này không chỉ mang lại kết quả vượt mong đợi mà còn mở ra một hướng đi hoàn toàn mới cho ngành phòng chống mối.