Bắt gọn ổ nhóm “bác sĩ giả”, lừa đảo bệnh nhân ở Đà Nẵng

Dù không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề y, nhưng các đối tượng vẫn thăm khám, thực hiện các thủ thuật xâm lấn cho bệnh nhân.

Ngày 15/7, thông tin từ Công an TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 7 đối tượng là quản lý và nhân viên Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng (địa chỉ 180 Trần Phú, TP Đà Nẵng) về hành vi “Lừa dối khách hàng”, theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự.

Theo thông tin ban đầu, phòng khám này hoạt động dưới pháp nhân Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, đăng ký khám các bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, phá thai…

Thế nhưng, bên trong cơ sở này lại tồn tại đường dây sử dụng “bác sĩ giả” không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề y để khám và thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Đặc biệt, có trường hợp chưa học hết lớp 12 vẫn được giao nhiệm vụ tư vấn, thăm khám và ra y lệnh điều trị.

1-1.jpg
Các đối tượng bị khởi tố. Ảnh: CACC.

Ngoài việc vi phạm quy định hành nghề y, phòng khám còn bị phát hiện thực hiện hành vi “vẽ bệnh” và nâng khống giá dịch vụ. Ban đầu, khách hàng được tư vấn chi phí điều trị từ 199.000 đồng đến 1 triệu đồng, nhưng sau khi thực hiện thủ thuật, phải thanh toán từ 10 đến 50 triệu đồng.

Nhân viên tại đây thường xuyên sử dụng thủ thuật gây đau, dọa biến chứng nặng để buộc khách hàng chuyển sang các gói điều trị giá cao từ 5 đến 30 triệu đồng. Với chiêu thức này, cơ quan điều tra xác định phòng khám đã thu lợi bất chính gần 376 triệu đồng từ 17 trường hợp.

Hiện, vụ án đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm video ảnh báo chiêu trò lừa đảo, lôi kéo bệnh nhân.

(Nguồn: VTV)

Truy tố 16 đối tượng giả mạo bác sĩ lừa đảo hơn 2.500 người

Đưa ra thông tin gian dối, giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người thông qua chương trình “Hồ sơ vàng” để chiếm đoạt 7,4 tỷ đồng, 16 người vừa bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”…

Tự nhận là bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Mắt Trung ương, nhóm 16 người đã lừa đảo hơn 2.500 nạn nhân mua thuốc thông qua chương trình “Hồ sơ vàng”.

Liên quan đến vụ việc, báo Pháp Luật Việt Nam đưa tin, Viện KSND TP.Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố các bị can Nguyễn Hồng Dương (sinh năm 1995, trú ở xã thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), Phạm Xuân Đức (sinh năm 2002, ở phường Phúc Xá, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng 3 đồng phạm về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Liên quan, 11 bị can khác bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nghe cuộc nói chuyện của mẹ kế với bác sĩ, tôi cảm kích khi biết bà giả bệnh hiểm nghèo

Nghe mẹ nói bị bệnh hiểm nghèo gia đình tôi hoang mang. Bố yêu cầu tôi đưa bà đi khám lại và lên kế hoạch xạ trị để kéo dài tuổi thọ. Bởi nhiều năm nay mẹ cố gắng làm việc vì gia đình, bây giờ 3 bố con phải có trách nhiệm chăm lo cho bà.

Khi tôi học lớp 5, bố mẹ chia tay nhau. Mẹ lấy người đàn ông khác, rồi sinh được 2 em. Tôi sống với bố và ông lấy người phụ nữ có con trai hơn tôi 4 tuổi.

Lúc đầu, tôi không ưa người mẹ kế chút nào nhưng sống cùng nhau, tôi thấy bà đối xử công bằng giữa 2 đứa trẻ. Mỗi khi bà mua quần áo hay đồ ăn cho con riêng thì cũng mua cho tôi. Anh em tôi mà đánh nhau, bao giờ bà cũng đứng ra tìm hiểu đúng sai, rồi khuyên bảo từng đứa, không bao giờ thiên vị con nào. Chính sự công bằng và đạo đức của mẹ kế đã thu phục được đứa trẻ ngang bướng là tôi.

Triệt phá đường dây sản xuất cồn y tế giả ở Hà Tĩnh

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn trên địa bàn toàn quốc.

Ngày 15/7, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa triệt phá đường dây sản xuất cồn y tế giả chứa chất độc hại, phân phối tại nhiều tỉnh, thành.

Trước đó, đầu năm 2025, Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện một đường dây sản xuất cồn y tế giả do nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn (nay là xã Chương Mỹ, TP Hà Nội) cầm đầu.