Đây mới thực là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một hành tinh song sinh với Mặt trời được cho là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ về sự tồn tại của hành tinh song sinh với Mặt trời gọi là Nemesis. Chính người anh em song sinh của Mặt trời là nguyên nhân gây ra thảm họa tuyệt chủng đối với loài khủng long.
Theo nhóm nghiên cứu, lực hấp dẫn từ Nemesis có thể đã kéo một thiên thạch lớn đi vào hệ Mặt Trời, sau đó đâm thẳng xuống gần bán đảo Yucatan ở Mexico cách đây 66 triệu năm, gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng khiến khủng long tuyệt chủng.
Day moi thuc la nguyen nhan khien khung long tuyet chung
 Ảnh minh họa.
Mới đây, nhóm nghiên cứu Đại học California, Berkeley đã khởi động lại công cuộc tìm kiếm Nemesis sau khi quan sát những ngôi sao hình thành gần đây trong chòm sao Perseus.
Họ thiết kế một mô hình toán học và nhận thấy giả thuyết về việc mọi ngôi sao đều có một phiên bản song sinh hoàn toàn chính xác đối với các ngôi sao trong chòm Perseus.
Steven Stahler, nhà thiên văn học ở Đại học California, một thành viên nhóm cho hay: "Chúng tôi cho rằng Nemesis có tồn tại từ cách đây rất lâu. Chúng tôi cho chạy một loạt mô hình thống kê để xem liệu có thể giải thích số lượng sao trẻ đơn lẻ trong chòm sao Perseus hay không. Chỉ có một mô hình duy nhất cung cấp dữ liệu phù hợp. Các hệ thống này co lại hoặc tách ra trong vòng một triệu năm".
Dựa theo mô hình, bản sao song sinh của Mặt trời nhiều khả năng đã thoát ra khỏi hệ sao nhị phân và hòa lẫn vào những ngôi sao ở khu vực của chúng ta trong dải Ngân hà.
Do vậy, Mặt trời có thể sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại người anh em song sinh Nemesis.

Đẹp ngỡ ngàng cây hoa hồng khổng lồ hơn trăm tuổi

Một bụi hồng khổng lồ mọc ngay ngoài sân nhà thờ tỏa hương thơm ngào ngạt bên cạnh nhà thờ lâu đời nằm ở Tenterden, Kent, Anh.

Theo tờ Daily mail, đó là bụi hồng leo màu trắng với kích cỡ chiều cao lẫn chiều rộng đạt tới 9.14 mét. Mặc dù đã từ lâu không có người chăm sóc, bụi hoa hồng này vẫn sinh trưởng rất mạnh mẽ.
Dep ngo ngang cay hoa hong khong lo hon tram tuoi
 
Cây hoa hồng trắng này được trồng ở góc phía Tây Nam của sân nhà thờ St Mildred từ hơn 100 năm trước.
Đến nay cây hoa hồng đã trở nên cao lớn đến nỗi nó có thể che mất hầu hết một bên nhà thờ đã được xây từ thế kỷ 13.
Dep ngo ngang cay hoa hong khong lo hon tram tuoi-Hinh-2
 
Trước đây người làm vườn của hội đồng thành phố cùng đội tình nguyện viên chịu trách nhiệm chăm bón cây hoa. Tuy nhiên, do kích thước quá khổ của bụi cây mà lâu dần họ cũng từ bỏ công việc.
Ông Canon Lyndsay Hammond, 59 tuổi sống trong nhà thờ cho biết : "Tôi đã ở đây được sáu năm rồi và bụi cây hoa hồng vẫn luôn luôn trông như thế. Một người dân sống trong vùng nay đã 90 tuổi cũng nhớ rằng từ khi bà còn nhỏ nó đã là một bụi hồng rất lớn rồi".
Dep ngo ngang cay hoa hong khong lo hon tram tuoi-Hinh-3
 

5 cuộc đại tuyệt chủng đáng sợ trong lịch sử Trái đất

Hầu như tất cả đều nghĩ rằng chỉ có một cuộc đại tuyệt chủng trong lịch sử đó là khi khủng long biến mất khỏi trái đất. Nhưng thực tế không phải vậy.

5 cuoc dai tuyet chung dang so trong lich su Trai dat
Tuyệt chủng Ordovic - Silur (440 đến 450 triệu năm về trước)
Sự kiện tuyệt chủng Ordovic – Silur, xảy ra 440 đến 450 triệu năm về
trước đánh dấu ranh giới giữa 2 kỷ Ordovic và kỷ Silur