Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

PGS.TS Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đa phần gặp ở độ tuổi trung niên trở lên, thường là sau 40 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh chính vẫn là tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi ô nhiễm môi trường, trong nhà và nghề nghiệp sau một thời gian dài.
Tuy nhiên, có những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gặp ở lứa tuổi trẻ có tiền sử tiếp xúc sớm các yếu tố nguy cơ hoặc bất thường về gen (những bệnh nhân này rất hiếm gặp) hoặc họ bị hen phế quản nhưng không được quản lý và điều trị đúng.
Dấu hiệu nhận biết
“Những dấu hiệu ban đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khi mắc bệnh là ho, khạc đờm kéo dài (ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên).
Người bệnh có khó thở tăng dần, ban đầu là khó thở khi gắng sức, khi leo dốc, khi làm việc nặng, sau đó khó thở cả lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân thường chỉ đi khám khi có khó thở lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Dau hieu va cach phong tranh benh phoi tac nghen man tinh
Bệnh nhân được kiểm tra tại BV Bạch Mai (Ảnh BVCC). 
Căn bệnh này cũng khá âm thầm, có những trường hợp bệnh nhân đi khám lần đầu tiên khi có đợt cấp vào nhập viện, suy hô hấp phải can thiệp thở máy, khi đó việc điều trị quản lý bệnh tật sẽ khó khăn hơn.
Do vậy với những người có triệu chứng hô hấp mạn tính có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì nên đi khám, đo chức năng hô hấp để xác định bệnh.
Đặc biệt có những bệnh nhân vô tình dùng thuốc sai ví dụ như thuốc dự phòng thì dùng để cắt cơn, còn thuốc cắt cơn thì lại dùng để dự phòng, dùng sai hướng dẫn, thích dùng thuốc dạng uống mà bệnh nhân không biết những thuốc phun, xịt, hít mới được gọi là thuốc hàng đầu của điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, họ cứ nghĩ là thuốc viên thì mới có hiệu quả”, PGS.TS Chu Thị Hạnh cho biết.
Cách phòng bệnh
Khi thời tiết thay đổi chuyển sang mùa lạnh, bệnh nhân hen, COPD phải giữ ấm không để bị nhiễm lạnh đột ngột, dễ bị nhiễm khuẩn và khởi phát đợt cấp.
Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Người bệnh phải tránh các yếu tố nguy cơ gây ra như điều trị tốt các nhiễm trùng tai mũi họng, các bệnh lý đồng mắc như tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, tiêm vắc xin phòng cúm, phòng phế cầu...
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin, đạm hoặc các khoáng chất, hay nhờ tư vấn các bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ thích hợp đối với từng người, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe.
Với những người bị hen, COPD không nên dùng các loại thảm len, thảm bông trong nhà, không nuôi chó, mèo, chim cảnh.
Các cháu nhỏ không nên chơi thú bằng bông mà nên thay bằng gỗ, nhựa, tuân thủ điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, tái khám định kỳ, không được tự ý dùng thuốc ngoài chỉ dẫn của bác sỹ là điều rất quan trọng.

Những dấu hiệu bệnh phổi bạn chớ nên bỏ qua

(Kiến Thức) - Phổi là cơ quan nhạy cảm, nếu có tác động tiêu cực vào cơ thể, cơ quan này sẽ hứng chịu đầu tiên. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh phổi cần biết để phòng tránh và điều trị sớm.

Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua

Khó thở: Đây là triệu chứng cho thấy chức năng hô hấp của phổi có vấn đề. Cách dễ nhận biết chính là hạn chế khả năng vận động so với trước. Nếu trước kia có thể đi bộ xa, leo cầu thang nhưng giờ không thể hoặc nhanh mệt hơn, mọi người cần ý thức ngay việc mình có bệnh về phổi.

Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-2
Ho khạc đờm: Đây được đánh giá là dấu hiệu bệnh phổi phổ biến. Tuy nhiên, ho, khạc đờm đôi khi không làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nên bệnh nhân không đi thăm khám. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần hoặc dính thêm tia máu, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế vì đây có thể dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính, tràn khí màng phổi.
Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-3
Khò khè, thở rít: Thở khò khè là dấu hiệu rõ ràng về các vấn đề hô hấp, chủ yếu xảy ra do hẹp hoặc bị tắc nghẽn đường hô hấp với bệnh hen, viêm phổi, tăng tiết nhầy ở phổi… . Âm điệu tiếng thở khò khè cũng thay đổi, phụ thuộc vào phần hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp.
Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-4
Kiệt sức, thiếu năng lượng: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với những công việc hàng ngày vẫn làm thì hãy đi kiểm tra ngay. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, bạn phải làm việc gắng sức, gây mệt mỏi, uể oải.
Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-5
Mất tập trung, bối rối: Não bộ sử dụng 15-20% lượng oxy trong cơ thể. Điều này là do chúng cần oxy để suy nghĩ thông suốt, tỉnh táo hơn. Do vậy, nếu phổi không cung cấp đủ oxy, đồng thời nồng độ carbon dioxide (CO2) cao, có thể khiến bạn buồn ngủ, làm mất tập trung và suy nghĩ lộn xộn.
Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-6
Sụt cân không rõ nguyên nhân: Bệnh phổi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, trong đó có việc sụt vài cân đột ngột. Tình trạng viêm phổi có thể gây suy giảm trọng lượng các nhóm cơ, khiến chúng không phát triển theo đúng trình tự. 
Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-7

Đau ngực: Những cơn đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim và vấn đề về phổi. Phổi không có dây thần kinh tạo nên cảm giác đau, nhưng khu vực bên trong ngực lại có. Viêm kích thích niêm mạc bên trong lồng ngực có thể gây đau ngực, vấn đề này gọi là viêm màng phổi.

Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-8
Da xanh xao: Thông thường, các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể, khiến làn da khỏe mạnh, hồng hào. Tuy nhiên, những bộ phận không nhận đủ oxy cần thiết như môi, ngón tay sẽ trở nên xanh xao. Điều này càng rõ rệt hơn ở những người mắc bệnh phổi ở giai đoạn cuối.
Nhung dau hieu benh phoi ban cho nen bo qua-Hinh-9
Bác sĩ khuyến cáo, khi có bất cứ triệu chứng kể trên, kể cả chưa rõ rệt, mọi người nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để thăm khám, tìm ra bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị. Ảnh minh họa: Internet. 

Video "Chất xơ giúp giảm bệnh phổi". Nguồn: Youtube.

Bé sơ sinh tử vong, BV II Lâm Đồng có tắc trách?

Một sản phụ sinh con lần thứ tư đã đến làm thủ tục tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng. Bé sơ sinh đã tử vong khi chào đời.

Chiều 19/9, trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), xác nhận vụ việc cháu bé sơ sinh tử vong tại bệnh viện.

5 thực phẩm giải độc giúp phòng tránh ung thư phổi

Thông tin về nữ diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi khiến nhiều người lo lắng cho tình trạng sức khoẻ lá phổi của mình. Theo TS.BS Lê Thanh Hải, nếu biết cách làm sạch phổi sẽ giảm nguy cơ ung thư và các bệnh phổi.

Chúng ta biết rằng một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và thậm chí chống lại ung thư. Có một số loại thực phẩm cụ thể hỗ trợ cho sức khỏe phổi của bạn.
Dưới đây là 5 thực phẩm hàng đầu làm sạch và giải độc phổi, giúp phòng tránh ung thư phổi: