Dấu hiệu có cục máu đông trong phổi sau khi nhiễm COVID-19

Bệnh nhân có thể đau ở ngực hoặc phía trên của lưng, khó thở, ho ra máu. Nếu thấy nghẹt thở, tim đập quá nhanh, cần đi khám ngay.

Theo nghiên cứu mới đây, COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở phổi của bệnh nhân. Thời gian chịu tác động kéo dài tới 6 tháng sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Thuyên tắc phổi xảy ra khi mạch máu trong phổi của bạn bị tắc nghẽn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng.

Bệnh có nhiều nguyên nhân, nhưng có khả năng do tình trạng chảy máu như huyết khối tĩnh mạch sâu và cục máu đông trong phổi, kể từ khi nhiễm đến 6 tháng sau đó.

Dau hieu co cuc mau dong trong phoi sau khi nhiem COVID-19
Ảnh minh họa: Safarmedical

Theo phân tích từ Thụy Điển, những người bị COVID-19 nặng và nhóm nhiễm trong đợt đầu tiên của đại dịch, có khả năng hình thành cục máu đông cao nhất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh (BMJ) ghi nhận nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu lên đến 3 tháng sau khi nhiễm COVID-19 và hình thành cục máu đông trong phổi đến 6 tháng sau đó.

Các phát hiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, cho thấy chủng ngừa không chỉ phòng chống COVID-19 mà còn cả các rủi ro liên quan khác.

Mặc dù cục máu đông cũng có khả năng xảy ra sau khi tiêm chủng, nhưng theo một nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) đứng đầu, tỷ lệ này nhỏ hơn nhiều.

Triệu chứng của cục máu đông trong phổi

Việc phát hiện cục máu đông hình thành trong phổi có thể khó khăn. Điều đó thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mức độ phổi bị ảnh hưởng hoặc kích thước của cục máu đông. Một số triệu chứng là đau ở ngực hoặc phía trên của lưng, khó thở, ho ra máu. Bạn cũng có thể bị đau, đỏ và sưng ở một bên chân, thường là bắp chân.

Thuyên tắc phổi nặng đe dọa tính mạng và có một số triệu chứng cần được điều trị khẩn cấp như nghẹt thở, tim đập rất nhanh…

Cách điều trị

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có cục máu đông trong phổi, bạn sẽ được đưa đến bệnh viện để làm các xét nghiệm và điều trị thêm.

Các bệnh viện thường tiêm thuốc chống đông máu để ngăn cục máu đông lớn hơn và giảm hình thành biến chứng mới.

Nếu các xét nghiệm xác nhận bạn bị thuyên tắc phổi, bạn sẽ tiếp tục tiêm thuốc chống đông máu trong ít nhất 5 ngày. Tiếp theo sẽ là một đợt dùng thuốc viên trong ít nhất 3 tháng. Tin tốt là nhiều người sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm.

Tỷ lệ mất ngủ, trầm cảm ở những người từng nhiễm COVID-19

Các trường hợp từng nhiễm COVID-19 có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ cao hơn 41%, trầm cảm cao hơn 39% so với tỷ lệ trung bình ở nhóm không mắc bệnh.

Nghiên cứu công bố ngày 17/2 trên tạp chí Y khoa Anh dựa trên dữ liệu của 153.000 cựu chiến binh đã hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 từ ngày 1/3/2020 tới 15/1/2021. Nội dung khảo sát chủ yếu về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Trong vòng một năm kể từ khi nhiễm COVID-19, 2,3% người bình phục được chẩn đoán mắc các rối loạn liên quan tới giấc ngủ. So với người không mắc COVID-19, tình trạng này tăng lên tới 41%.

Băng nhóm trộm phá dỡ cả cây cầu để bán sắt vụn

Cảnh sát Ấn Độ đang truy tìm các thành viên của một băng nhóm trộm phá dỡ cả cây cầu sắt dài gần 20 mét ở bang Bihar để bán sắt vụn.

Những tên trộm đóng giả làm quan chức chính phủ thuộc sở thủy lợi ở bang Bihar, phía đông Ấn Độ, dùng máy cắt và máy xúc để trộm phá dỡ cả cây cầu tại làng Amiyawar, cách thủ phủ bang khoảng 150 km, giới chức Ấn Độ hôm nay thông báo.
Bang nhom trom pha do ca cay cau de ban sat vun
Băng nhóm phá cây cầu để trở rời khỏi hiện trường. Ảnh: Twitter. 

Vị cảnh sát địa phương cho biết người dân Amiyawar nghĩ rằng chính phủ đã quyết định dỡ bỏ cây cầu cũ, được xây dựng trên kênh dẫn nước cách đây khoảng ba thập kỷ và hiện không còn được sử dụng. Trước đó, một người dân địa phương đã gửi đơn lên sở thủy lợi xin tháo dỡ cầu.

"Họ đến với máy móc hạng nặng, máy cắt và làm việc suốt hai ngày để dỡ cây cầu. Người dân địa phương đã hỏi danh tính những người này và được trả lời rằng sở thủy lợi thuê họ đến tháo cầu", Gandhi Chaudhary, 29 tuổi, dân làng Amiyawar cho hay.

Hồi đầu tuần, đống sắt thép đã được chất lên một chiếc xe và chở đi. "Chúng tôi đã xác định được một số thành viên của băng nhóm trộm cắp và vài người vẫn chưa bị phát hiện. Họ đã phá hủy tài sản công cộng và đánh cắp cả một cây cầu", Subash Kumar, quan chức cảnh sát đang điều tra sự việc, nói.

Bang nhom trom pha do ca cay cau de ban sat vun-Hinh-2
Cây cầu đường sắt ở làng Amiyawar trước khi bị kẻ trộm tháo dỡ, đánh cắp để bán sắt vụn. Ảnh: ANI. 

Giật mình loại quả quen thuộc ăn nhiều kích thích tế bào ung thư

Một số cơ sở sử dụng formaldehyde để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Ăn nhiều thực phẩm chứa formaldehyde, cơ thể dễ đối diện nguy cơ ung thư.

Giat minh loai qua quen thuoc an nhieu kich thich te bao ung thu
Khi đi vào cơ thể, formaldehyde gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư. (Ảnh minh họa)