Đau đầu cứ Tết là nghe hỏi “bao giờ lấy chồng”

Những câu hỏi như “lương thưởng bao nhiêu", “cháu có người yêu chưa”, “bao giờ lấy chồng” với các bạn trẻ sao mà nuốt... không trôi.

Những ngày cuối năm là dịp để dân văn phòng “xả hơi”, lơi lỏng “đi muộn về sớm”, tranh thủ sắm sửa, dọn dẹp và về quê. Thế nhưng đây cũng là dịp cho những chuyện “trời ơi đất hỡi”, những “câu hỏi duyên nhất năm” mà mấy đứa độc thân ghét cay ghét đắng luôn phải chuẩn bị tư tưởng trả lời thật tốt.
Văn phòng chúng tôi có 10 người, đều là những bạn trẻ năng động, thích cuộc sống tự lập và chung một điểm là dân tỉnh lẻ ra thành phố lăn lộn kiếm sống. Một năm dài 360 ngày rượt đuổi với deadline, với những dự án không có thời gian để thở. Mấy chị em nỗ lực cũng chỉ mong cuối năm dành dụm chút ít, mang về làm quà bố mẹ.
Dau dau cu Tet la nghe hoi “bao gio lay chong”
Tết thành ám ảnh với người chưa có chồng, chưa sinh con, chưa mua nhà chưa thành đạt... Ảnh minh hoạ 
“Về quê ăn tết” trở thành cụm từ quen thuộc của chúng tôi ba năm nay và câu hỏi “bao giờ lấy vợ/chồng” trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Đúng là chuyện cũ rích, chẳng có gì mới mẻ, nhưng mà các bậc tiền bối lại ưng hỏi thế nhỉ? Từ cô, dì, chú, bác đến gia đình đình hàng xóm đều chung một biểu cảm lắc đầu, “sao chưa lấy chồng/lấy vợ, sinh con hả cháu”?
Thanh, năm nay vừa bước sang tuổi 30 là chị cả trong phòng, ngán ngẩm bảo: “Nghĩ đến việc về nhà là chị lại đau hết cả đầu. Không về thì các cụ trông, mà về thì ôi thôi. Không sống nỗi chúng mày ạ. Chị cũng được xem là người thành công nhỉ? Công việc ổn định, thu nhập tốt vậy mà mỗi lần về quê là y như rằng, bị đối xử như kẻ ất ơ. Chị thề nhá, mấy bà dì toàn trề môi bảo, mày tài giỏi thế nào mà đến giờ này vẫn ế? Thôi con ạ, tiền bạc chẳng để làm gì, lo kiếm tấm chồng rồi sinh con”.
Đau khổ không kém gì Thanh là anh chàng designer của phòng. Hoàng cũng chỉ mới ngấp nghé tuổi 30, thế nhưng suốt ngày bị bố mẹ giục cưới. Hoàng thở dài: “Em là đàn ông, cũng nên dành thời gian kiếm tiền đã chứ. Mà công việc của em, thời gian ăn còn không có, lấy đâu ra hẹn với hò. Bố mẹ em ở quê, thấy người ta có cháu bế cháu bồng là xoắn cả lên, suốt ngày hối thúc. Em bảo con phải kiếm tiền, dành dụm đủ mới cưới được vợ thành phố thì các cụ còn khuyên, mày về mà lấy vợ quê, con gái ngoan hiền đầy ở nhà. Năm nay em về, thế nào cũng bị bố mẹ cầm tay dắt đi coi mắt. Khổ ơi là khổ”.
Dau dau cu Tet la nghe hoi “bao gio lay chong”-Hinh-2
 Mấy cháu gái mới ra trường, đang tận hưởng tuổi xuân phơi phới cũng bị hỏi bao giờ lấy chồng. Ảnh minh hoạ
Thậm chí có mấy bạn nữ trong văn phòng chỉ mới ra trường, làm việc được một hai năm đã phải mang gánh nặng “lấy chồng đi con”. Chúng tôi có dịp trợn mắt há mồm khi bố mẹ Sương từ miền Trung xa xôi đến tận văn phòng thăm hỏi, gửi gắm các anh các chị: “Mong các anh chị giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho cháu sớm có chồng”. Nhìn Sương mặt đỏ tai hồng, chúng tôi chỉ biết vâng vâng dạ dạ. Sau này, mỗi lần chị em tụ tập là thể nào cũng có đứa xoa xoa hai tay, e hèm cất giọng miền Trung “mong anh chị giúp đỡ để cháu thoát ế”.
Vẫn biết bố mẹ, người thân, bạn bè quan tâm nên hỏi han chia sẻ, nhưng đôi khi khiến người trong cuộc cảm thấy bất lực và tổn thương. Tết là dịp đoàn viên, vui vẻ và tận hưởng những phút giây hạnh phúc. Vậy nên những câu hỏi thiếu tế nhị như “lương thưởng bao nhiêu?”; “em/anh/bạn/cháu có người yêu chưa?” “bao giờ lấy chồng/vợ”? giống như vị thuốc hoàng liên với mấy bạn trẻ, nuốt không trôi mà nhả cũng chẳng xong. Tết mà, vui thôi… thế nên xin đừng bắt chúng tôi phải cười trừ mọi người nhé!

Cãi bố mẹ lấy anh phụ hồ, đêm tân hôn tôi hoảng hồn nhìn thấy một biệt thự lộng lẫy

Vùng dậy nhìn cảnh tượng khắp căn phòng, tôi kinh hãi nhận ra mọi thứ ở đây thật sang chảnh, đẹp đẽ. Đây không phải là căn phòng tân hôn mà anh rước tôi về làm lễ bái gia tiên sáng nay.

Cho đến tận khi định ngày cưới rồi mà bố mẹ tôi vẫn càm ràm tôi ngốc, chọn chồng chẳng biết đường chọn. Chung quy cũng bởi tôi cứ khăng khăng lấy một anh chàng làm phụ hồ, chê bai mấy đối tượng ngon lành mẹ tôi nhờ người giới thiệu cho.

Duy là anh chàng làm phụ hồ cho công trình gần nhà tôi. Anh làm rồi ăn ở luôn tại lán dành cho công nhân. Vì thế mà chúng tôi mới quen được nhau. Duy hài hước, dí dỏm, tôi có chuyện âu sầu, buồn bã cỡ nào chỉ cần ở cạnh anh là có thể vui lên ngay. Anh biết cách an ủi, động viên tôi rất tinh tế và tâm lý ấy nhé. Rồi mặc dù chỉ làm phụ hồ nhưng tôi nhận thấy vốn hiểu biết của Duy rất rộng rãi, trong nhiều vấn đề tôi còn thấp hơn anh hẳn cái đầu.

Trong khi những người mẹ tôi giới thiệu cho, ngoài công việc ngon hơn Duy, còn lại đều chỉ đáng xách dép cho anh. Nói chuyện thì vô duyên, kệch cỡm, có kẻ lại keo kiệt ngay buổi đầu gặp mặt đã muốn chia đôi tiền bữa ăn…

Mẹ tôi bảo tôi bị Duy hớp mất hồn rồi nên nhìn ai cũng không hợp mắt. Nhưng thật sự tôi đánh giá khách quan chứ chẳng phải thiên vị Duy đâu. Mẹ tôi chỉ nhìn vào mấy gạch đầu dòng như công việc, điều kiện gia đình, có ăn chơi không… để chọn thì chẳng thế. Bà đâu suy nghĩ tới vấn đề hợp nhau, có tình cảm với nhau đâu!

Cai bo me lay anh phu ho, dem tan hon toi hoang hon nhin thay mot biet thu long lay
Duy là anh chàng làm phụ hồ cho công trình gần nhà tôi. (Ảnh minh họa) 

Cuối cùng không can ngăn, khuyên bảo được tôi nên bố mẹ đành phải chịu. Lương tôi 12 triệu/tháng, Duy phụ hồ được 6 triệu nữa, chúng tôi không lo bị đói. Dần dần tôi sẽ động viên anh làm hoặc học thêm việc khác. Tôi tin với sự thông minh, nhanh nhạy của anh thì làm việc gì cũng thành công thôi.

Gia đình Duy cũng thuộc hàng bình thường, bố mẹ là công nhân về hưu. Vì thế đám cưới của chúng tôi diễn ra rất giản dị, không hề phô trương, mà thực ra đâu có tiền để rình rang. Song tôi vẫn vui với điều đó. Nhất là khi nhìn Duy bảnh bao trong bộ vest chú rể, dịu dàng nắm lấy bàn tay mình, thì thầm vào tai tôi câu “anh yêu em” thì tôi chẳng còn nghĩ ngợi gì nữa.

Mẹ tôi từng có lần quát tôi: “Mày mê nó đẹp trai chứ gì”, lúc này nhìn Duy đóng bộ long lanh nhường ấy, tôi thấy hình như mẹ nói cũng có phần đúng.

Trong tiệc cưới vì quá vui nên tôi đã uống không ít. Nhưng vốn không uống được rượu nên khi rời khỏi nhà hàng, vừa lên xe để về nhà chồng là tôi ngủ say tít không biết trời đất gì nữa. Khi tỉnh dậy, tôi quờ quạng tìm túi xách để lấy điện thoại xem giờ, phát hiện chiếc giường này thật lạ. 

Vùng dậy nhìn cảnh tượng khắp căn phòng, tôi kinh hãi nhận ra mọi thứ ở đây thật sang chảnh, đẹp đẽ. Đây không phải là căn phòng tân hôn mà anh rước tôi về làm lễ bái gia tiên sáng nay. Chẳng là sáng nay chúng tôi làm lễ rước dâu, đến chiều thì đãi tiệc khách khứa ở nhà hàng. 

Tôi đang ngơ ngác thì Duy xuất hiện ở cửa, thấy tôi đã tỉnh Duy liền bật đèn sáng trưng lên. Tôi càng hoảng hốt khi nhìn rõ nội thất của căn phòng dưới ánh đèn. Chạy vội ra cửa sổ nhìn xuống, tôi thấy một mảnh sân kiểu cách với rất nhiều hoa lá, cây cỏ tươi tốt. Tôi nhận ra mình đang ở một tòa biệt thự đắt đỏ, nơi mà tôi chưa bao giờ có dịp được bước chân vào.

Duy mỉm cười ôm lấy tôi, bảo đây sẽ là nơi ở của chúng tôi sau này. Rồi anh kể gia đình anh giàu có cỡ nào, bất động sản trải rộng ra sao. Thì ra bố mẹ anh kinh doanh lâu đời rồi, bảo họ là đại gia cũng chẳng ngoa. Cái nhà đưa tôi về bái gia tiên là nhà bố mẹ anh ở từ thuở ban đầu, hiện tại ông bà vẫn sống và đặt bát hương thờ cúng tổ tiên ở đó. Còn nơi này dành riêng cho chúng tôi làm tổ ấm mới.

Chuyện Duy đi làm phụ hồ kia, cũng bởi anh tuổi trẻ nóng nảy và kiêu ngạo đã làm ra nhiều chuyện thiếu chín chắn. Bố mẹ chồng bắt anh phải đi làm công việc vất vả ấy để rèn luyện tính tình, thấu hiểu sự khó khăn khi kiếm tiền là thế nào. Cũng nhờ ấy mà quen được tôi, thấy tôi không để tâm chuyện giàu nghèo, lại hợp tính tình, anh quyết cưới tôi về làm vợ.

Nghe xong mãi mà tôi vẫn chưa thể hoàn hồn. Mọi thứ đến quá bất ngờ, vui thì vui nhưng tôi cũng không khỏi lo lắng. Liệu một người phụ nữ xuất thân bình dân, nhan sắc tàm tạm như tôi có thể sống tốt ở gia đình “hào môn” như nhà Duy không?

Mẹ tin lời "bác sĩ Google" khi thấy con bị sốt khiến con bị tổn thương tim

Chỉ vì tin lời "bác sĩ Google" mà một người mẹ đã để con bị sốt cao suốt 1 tuần không đi khám.

Google giờ đây đều rất quen thuộc với mọi người và được xem nhừ là "bách khoa toàn thư" có thể biết mọi thứ. Nếu có bất cứ điều gì chúng ta muốn tìm hiểu thì chỉ cần vài cú nhấp chuột trên Google đã có ngay câu trả lời. Cũng chính vì sự tiện lợi này mà không ít người còn sử dụng Google cho việc chẩn đoán các triệu chứng y tế.

Gửi con gái lấy chồng xa: Tết này chỉ mong con đừng nhớ nhà mà tủi thân…

Con hỏi, năm nay con không về được, mẹ có buồn không? Mẹ cười như không, rồi bảo có ba con, có anh con rồi, có gì đâu! Vậy mà, khi tắt máy rồi, nụ cười của mẹ cũng tắt theo...

Con hỏi, năm nay con không về được, mẹ có buồn không? Mẹ cười như không, rồi bảo có ba con, có anh con rồi, có gì đâu! Vậy mà, khi tắt máy rồi, nụ cười của mẹ cũng tắt theo...