Danh sách ứng dụng Trung Quốc bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức

Mới đây, Google đã chính thức gỡ bỏ 600 ứng dụng hiển thị quảng cáo gây phiền nhiễu, trong đó có nhiều ứng dụng khá quen thuộc như Clean Master, CM Browser, PhotoGird...

Cheetah Mobile là một trong những nhà phát triển lớn nhất trên Google Play bị “thanh lọc” trong đợt này. Đây là một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, Cheetah Mobile từng nhiều lần bị buộc tội vì có hành vi gian lận trong kinh doanh.
Danh sach ung dung Trung Quoc ban nen go bo ngay lap tuc
 Các ứng dụng của Cheetah Mobile đã biến mất khỏi Google Play.
Vào tháng 12-2019, Google đã xóa một số ứng dụng của Cheetah Mobile do vi phạm chính sách, tuy nhiên kể từ sáng nay, toàn bộ 45 ứng dụng của nhà phát triển này đã biến mất khỏi Google Play.
Về cơ bản, tất cả ứng dụng này đều khá quen thuộc đối với người dùng tại Việt Nam bởi lẽ một số đã được cài sẵn trên điện thoại trước khi bán ra. Thêm vào đó, nhà phát triển cũng thường xuyên chạy quảng cáo để tên các ứng dụng xuất hiện hàng đầu các kết quả tìm kiếm trên Google Play. Đơn cử như Clean Master, CM Browser, CM Security Master, Battery Doctor...
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo danh sách ứng dụng của Cheetah Mobile tại địa chỉ https://www.cmcm.com/int-business, từ đó có bước xử lý thích hợp nếu nó đang được cài đặt trên điện thoại.
Danh sach ung dung Trung Quoc ban nen go bo ngay lap tuc-Hinh-2
Danh sách ứng dụng của Cheetah Mobile bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại. 
hia sẻ với trang BuzzFeed News, Per Bjorke, Giám đốc sản phẩm cao cấp của Google, cho biết các ứng dụng bị xóa đã được cài đặt hơn 4,5 tỉ lần, chủ yếu nhắm mục tiêu vào những người dùng nói tiếng Anh. Ông từ chối nêu tên các ứng dụng hoặc nhà phát triển cụ thể nhưng đa số ứng dụng bị xóa đều là tiện ích hoặc trò chơi.
Năm ngoái, Google đã cấm cửa nhà phát triển Trung Quốc - CooTek khỏi Google Play. Điều này diễn ra sau khi BuzzFeed News và một công ty bảo mật cung cấp bằng chứng cho thấy CooTek đã gây phiền phức cho người dùng bằng cách hiển thị quảng cáo gây rối.
Bjorke ví dụ, một ứng dụng vi phạm chính sách là hiển thị quảng cáo khi người dùng đang cố gắng thực hiện cuộc gọi điện thoại. Thao tác này có thể làm gián đoạn các chức năng chính của thiết bị như gọi điện thoại, GPS, gây ra những lần nhấp quảng cáo vô ý và lãng phí tiền của các nhà quảng cáo.
Google đã triển khai công nghệ mới vào cuối năm ngoái để tự động phát hiện các ứng dụng hiển thị quảng cáo khi chúng không được sử dụng. Chúng tôi sẽ cảnh cáo các nhà phát triển nếu họ vi phạm lần đầu, đồng thời cho phép họ khắc phục sự cố. Nếu hành vi này lặp lại, chúng tôi sẽ có hướng xử lý thích hợp, Bjorke nói.
Danh sach ung dung Trung Quoc ban nen go bo ngay lap tuc-Hinh-3
 Gỡ bỏ các ứng dụng gian lận quảng cáo để tăng trải nghiệm khi sử dụng điện thoại. Ảnh minh họa.

"Bật mí" cách tra cứu mức xử phạt giao thông bằng giọng nói

iThong là ứng dụng tra cứu xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ quy định pháp luật, từ đó không mắc lỗi khi lưu thông trên đường.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi bị xử phạt các lỗi vượt đèn đỏ, lấn tuyến, chuyển hướng không bật xi nhan, chạy quá tốc độ… Không rõ quy định đó nằm trong mục nào, mức xử phạt có đúng hay chưa, hãy để ứng dụng tra cứu xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ iThong giúp đỡ bạn.

Chạy xe đúng luật để tránh bị phạt khi lưu thông trên đường. Ảnh: Internet
Chạy xe đúng luật để tránh bị phạt khi lưu thông trên đường. Ảnh: Internet 
Trong bản cập nhật mới lần này, nhà phát triển ứng dụng đã bổ sung các mức phạt mới theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định mới đã mô tả rõ hơn các hành vi vi phạm, đồng thời tăng mức phạt đối với các hành vi trực tiếp là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

10 ứng dụng iPhone có doanh thu cao nhất thế giới năm 2018

Doanh thu từ ứng dụng của App Store luôn đạt con số rất khủng và đây là thống kê của trang Business Insider về 10 ứng dụng đã tạo ra doanh thu “khủng” nhất.

10 ung dung iPhone co doanh thu cao nhat the gioi nam 2018
Trang Business Insider sử dụng dữ liệu của Sensor Tower (tính đến hết ngày 30-11) để xếp hạng 10 ứng dụng tạo ra doanh thu lớn nhất trong năm 2018. Có một điều đáng chú ý khi một nửa số ứng dụng mang lại doanh thu cao nhất trong năm nay đều là sản phẩm của các công ty tại Trung Quốc, trong đó có những "ông lớn" như Baidu và Tencent Holdings. Dữ liệu thống kê mới đây cho thấy các ứng dụng thuộc lĩnh vực streaming video và mạng xã hội kiếm được nhiều tiền nhất trên các thiết bị của Apple trong năm nay.