Đắk Lắk: Xuất hiện ca dương tính với dịch bệnh bạch hầu đầu tiên

Đắk Lắk vừa có ca mắc bệnh bạch hầu đầu tiên, ngành Y tế tỉnh đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Chiều 7/7, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk vừa có ca mắc bệnh bạch hầu đầu tiên trong năm. Ngành Y tế Đắk Lắk đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu theo quy định.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, ngày 6/7 Trung tâm nhận được thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lắk về trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu nên phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra thông tin và lấy mẫu xét nghiệm.
Dak Lak: Xuat hien ca duong tinh voi dich benh bach hau dau tien
Đoàn công tác của Bộ y tế kiểm tra tình hình dịch bệnh bạch hầu tại Đắk Nông.
Bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu được xác định là bà H B. J. (1968, dân tộc M’Nông, ngụ tại Buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk). Bà H B. J. khởi phát bệnh ngày 4/7 với các triệu chứng sốt, kèm đau họng, nuốt khó… Sau đó, bà ở nhà tự mua thuốc uống nhưng không khỏi. Đến ngày 6/7, bà đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Lắk. Sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu gửi Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Đến chiều 7/7, kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Cũng theo CDC Đắk Lắk, trước và trong thời gian mắc bệnh, bà H B.J không đi đâu xa, không tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Khu vực xung quanh nhà chưa ghi nhận các trường hợp mắc bệnh. Sau khi phát hiện ca bệnh, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã khoanh vùng, thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị dự phòng bệnh bạch hầu cho các trường hợp tiếp xúc gần, phun hóa chất khử trùng tất cả hộ dân trong buôn và thực hiện các quy định về phòng chống bệnh bạch hầu.
Được biết, tính đến chiều ngày 7/7, dịch bệnh bạch hầu đã xuất hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum với hàng chục người mắc và hiện có 3 trường hợp tử vong do dịch bệnh.

Sâm tố nữ Puecolazen sử dụng giấy phép của Cục ATTP lừa người tiêu dùng?

(Kiến Thức) - Dù bị Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo các nội dung trên một số website quảng cáo sản phẩm Sâm tố nữ Puecolazen sai quy định, thế nhưng chính trang web này lại dùng khuyến cáo của Cục để lừa lại người tiêu dùng.

Theo Kiến Thức đã thông tin, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các trang mạng: website: kohinoorstar.vn, samtonucollagen.com, kohinoorstar.com đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống đẹp da Sâm tố nữ Puecolazen vi phạm: Quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy; Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

Sam to nu Puecolazen su dung giay phep cua Cuc ATTP lua nguoi tieu dung?
Quảng cáo Sâm tố nữ.  

Phơi nhiễm với cảm lạnh có thể tạo khả năng miễn dịch với COVID-19

(Kiến Thức) - Phơi nhiễm với cảm lạnh thông thường có thể tạo ra một vài khả năng miễn dịch với COVID-19. Các nhà nghiên cứu Đại học Tubingen ở Đức đã làm phép so sánh các tế bào máu của những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 với những người không mắc bệnh.

Chìa khóa cho khả năng miễn dịch này nằm ở các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi-rút, mà các chuyên gia tin rằng có thể đóng vai trò quan trọng như là kháng thể giúp miễn dịch với COVID-19.
Phoi nhiem voi cam lanh co the tao kha nang mien dich voi COVID-19
 
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tubingen ở Đức đã làm phép so sánh các tế bào máu của những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 với những người không mắc bệnh.
Nghiên cứu của họ, được công bố tại máy chủ Reseach Square trước khi in, cho thấy 81% trong số 185 người không mắc bệnh mà họ đã xét nghiệm có phản ứng tế bào T với SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh gây ra COVID-19.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, phản ứng miễn dịch này có liên quan đến sự phơi nhiễm trước đó với các vi-rút Corona cảm lạnh thông thường.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta thấy phơi nhiễm với cảm lạnh thông thường có liên quan đến khả năng kháng COVID-19, cũng như có sự suy đoán rằng đây là một trong những lý do tại sao trẻ em và người trẻ dường như miễn dịch nhiều hơn với căn bệnh này so với người lớn tuổi.
Ngài John Bell, Giáo sư Y khoa Hoàng gia, Đại học Oxford đã nói với Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Thượng viện Anh vào tháng trước rằng những người trẻ tuổi có thể có các tế bào T “giúp họ có một số năng lực bảo vệ chống lại mầm bệnh này”.
Hai nghiên cứu được công bố vào tháng trước cũng cho thấy các tế bào T rất quan trọng trong việc chống lại COVID-19 ở cả những người bị nhiễm và không bị nhiễm, với việc phơi nhiễm với các vi-rút Corona trước đó là một yếu tố quan trọng.
Nghiên cứu này của Đức cũng chỉ ra rằng, những người mắc bệnh nhẹ cũng có phản ứng tế bào T, từ đó cho thấy, trong khi các tế bào T có thể không ngăn chặn được sự mắc bệnh, chúng có khả năng giúp người ta chỉ bị mắc bệnh nhẹ mà thôi.
Phản ứng tế bào T này đã được quan sát thấy ở các chủng vi-rút Corona khác như Mers và Sars, trong đó khả năng miễn dịch tăng cao đã được chứng minh là vừa hỗ trợ phục hồi vừa tạo sự bảo vệ lâu dài chống lại căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết, những phát hiện này cũng giúp giải thích lý do tại sao một số người tin rằng họ mắc bệnh vì họ đã trải qua các triệu chứng kinh điển như khó thở, mệt mỏi và mất vị giác, khứu giác lại có kết quả xét nghiệm âm tính với kháng thể.
Theo các nhà nghiên cứu, sự hiểu biết ngày càng tăng về vai trò của các tế bào T trong việc chống lại COVID-19 cũng sẽ hỗ trợ sự phát triển của vắc-xin, phương pháp điều trị và chẩn đoán loại bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy, phản ứng của các tế bào T mạnh hơn không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, có nghĩa là các phương pháp điều trị phản ứng mạnh sẽ không làm cho bệnh nặng thêm.
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học của Đại học London, người không tham gia vào công trình nghiên cứu trên, đăng trên Twitter rằng đây là một nghiên cứu rất thú vị và việc phát hiện ra khả năng miễn dịch tế bào T trước đó là "tin tốt".
Kháng thể COVID-19 chỉ tồn tại 8 tuần trong cơ thể người mắc
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người bị nhiễm COVID-19 đã nhanh chóng phát triển các kháng thể, nhưng các kháng thể này cũng giảm đi mau lẹ theo thời gian.
Nghiên cứu diện hẹp mới được công bố ngày 18/6 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy điều này đúng với những người trải qua các triệu chứng COVID-19 và cả những người không có triệu chứng.
Chỉ 8 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm COVID-19, 40% người không có triệu chứng thấy kháng thể của họ giảm xuống mức không thể phát hiện. Và trong thời gian 8 tuần, 13% số người có triệu chứng cũng bị giảm các kháng thể trong máu của họ xuống mức không thể phát hiện.
Phoi nhiem voi cam lanh co the tao kha nang mien dich voi COVID-19-Hinh-2
Chỉ 8 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm COVID-19, 40% người không có triệu chứng thấy kháng thể của họ giảm xuống mức không thể phát hiện. 

Không có ca mắc mới, thêm 1 trường hợp khỏi bệnh COVID-19

Tính từ 6 giờ ngày 16/4 đến 18 giờ ngày 7/7 là 82 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, chưa có ca tử vong vì COVID-19.

Chiều 7/7, Bộ Y tế thông báo trong ngày không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới bệnh COVID-19.