Đã có nước muốn mua tên lửa đạn đạo Iskander-E Nga

Sau nhiều đợt quảng bá, cuối cùng thì đã có quốc gia quan tâm tới hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-E do Nga sản xuất. 

Trong khuôn khổ Triển lãm quân sự quốc tế Army 2015 đang diễn ra ở Kubina (Nga), đoàn đại biểu quân đội Saudi Arabia tỏ ra rất quan tâm tới tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-E.
“Chúng tôi rất quan tâm tới tính năng của tổ hợp Iskander-E. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng chúng tôi sẽ cân nhắc về vấn đề đặt mua tổ hợp vũ khí này”, phát ngôn viên đoàn đại biểu quân sự Saudi Arabia tại Army 2015 tuyên bố.
Da co nuoc muon mua ten lua dan dao Iskander-E Nga
 Tên lửa đạn đạo Iskander bắn thử.
Được định danh là vũ khí tấn công cấp chiến thuật, tổ hợp tên lửa Iskander có thể khai hỏa vào 2 mục tiêu khác nhau trong vòng 1 phút. Đạn tên lửa trong tổ hợp Iskander-M nặng 3,8 tấn và mang theo đầu đạn có trọng lượng 480kg. Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là khả năng bay không theo đạn đạo thông thường nên rất khó bị đánh chặn và đạn tên lửa được điều khiển trong toàn bộ quá trình bay.
Iskande rất hiệu quả trong việc phá hủy các công trình quân sự cố định của đối phương như: Sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy… Tầm bắn của tổ hợp này đạt từ 50 tới 500km. Tuy nhiên, do quy định của cộng đồng quốc tế, phiên bản xuất khẩu Iskander-E chỉ có tầm bắn không quá 300km. Mỗi xe phóng tên lửa Iskender thường mang theo 2 đạn tên lửa.
Hiện tại, tổ hợp Iskander có hai phiên bản trang bị tên lửa đạn đạo 9M723 và phiên bản mang tên lửa hành trình 9M728, phát triển trên nền tảng tên lửa P-500.

Mãn nhãn chiến đấu cơ Mỹ phun lửa trên không

Động cơ ở phần đuôi nhiều chiến đấu cơ Mỹ như F/A-18C, F-16 hay F-22 thường phun lửa khi chế độ đốt sau được kích hoạt.

Một chiếc F/A-18C cất cánh khỏi đường băng với 2 động cơ phản lực GE F-404. Các chiến đấu cơ Mỹ thường sử dụng cơ chế đốt nhiên liệu ở phần đuôi nhằm gia tăng lực đẩy toàn phần.
 Một chiếc F/A-18C cất cánh khỏi đường băng với 2 động cơ phản lực GE F-404. Các chiến đấu cơ Mỹ thường sử dụng cơ chế đốt nhiên liệu ở phần đuôi nhằm gia tăng lực đẩy toàn phần.

Sự thật động trời về gốc gác tên lửa Iskander

(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa 9K720 Iskander có thể chính là bản sao lại từ loại tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch 9K714 Oka từng khiến Mỹ, NATO “nhức đầu”.