Cuối tuần, VN có thể ngắm mưa sao băng Thiên Cầm

Đêm 22 rạng sáng ngày 23/4 (đêm chủ nhật tuần này), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Lyrid (còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm).

Mưa sao băng Lyrid (còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, thường xuất hiện từ 16 – 25/4 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 22, rạng sáng 23 tháng 4.
Lyrid là một trận mưa sao băng trung bình với khoảng 15-20 vệt sao băng một giờ. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận trường hợp sao băng Lyrid “bùng nổ” trên bầu trời như năm 1982, mưa sao băng Lyrid đạt tới 180-300 vệt sao băng chỉ trong vài phút hay năm 1922 mưa sao băng đạt 100 vệt/giờ.
Cuoi tuan, VN co the ngam mua sao bang Thien Cam
 
Các vệt sao băng thường xuất hiện nhiều ở khu vực chòm sao Thiên Cầm phí đông bầu trời. Việc quan sát mưa sao băng Lyrid sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh trăng. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm khi chòm sao Thiên Cầm đã mọc trên cao. Người quan sát nhìn về phía trời đông, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý nên xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.
Sau mưa sao băng Lyrid, sang tháng 5 người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Bảo Bình, một trận mưa sao băng khá lớn.

Cách ngắm và điểm chiêm ngưỡng lý tưởng mưa sao băng ở VN tối nay

(Kiến Thức) - Vào đêm nay (12/8), rạng sáng ngày mai (13/8), những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp.

Vào đêm 12/8, rạng sáng ngày 13/8 (giờ Việt Nam) tới đây, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, đó là mưa sao băng Perseids với mật độ lên tới 60 - 120 vệt/giờ. Nếu trời quang mây, không mưa thì bạn đừng nên bỏ lỡ dịp được ngắm nhìn trận mưa sao băng lớn nhất nhì trong năm này.
Được biết, trận mưa sao băng Perseids này có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle (hay 109P/Swift-Tuttle) - quay quanh Mặt trời với chu kỳ 135 năm, được quan sát vào năm 1862. Khi Trái đất đi ngang qua sao chổi Swift-Tuttle có đường kính 27km, một đám lớn các mảnh thiên thạch từ ngôi sao chổi này sẽ lao vào khí quyển Trái đất. Những mảnh vụn thiên thạch này sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.

Những khoảnh khắc cực hiếm thấy, may mắn lắm mới được nhìn

(Kiến Thức) - Bạn đã bao giờ nhìn thấy khoáng vật mềm, một con hổ màu vàng hoặc sự ra đời của một cầu vồng? Thế giới có rất nhiều điều bí ẩn và thật thú vị khi biết rằng có những khoảnh khắc độc lạ hiếm thấy. 

Nhung khoanh khac cuc hiem thay, may man lam moi duoc nhin
 Khoảnh khắc độc lạ chụp con hổ vàng quý hiếm sở hữu một bộ đẹp như trong truyện cổ tích. Nó là một trong 30 loài hổ xuất hiện trên toàn thế giới.