Cuộc sống ngoài hành tinh tồn tại dưới vỏ băng Mặt trăng Sao Mộc?

(Kiến Thức) - Theo quan điểm mới, cuộc sống ngoài hành tinh có thể tồn tại bên dưới các vỏ băng giá của Mặt trăng Sao Mộc và các thế giới đông lạnh khác... Lập luận khoa học mới này vừa được nhà khoa học công bố.

Cuộc sống ngoài hành tinh có thể tồn tại bên dưới các vỏ băng giá của Mặt trăng Sao Mộc nhờ vào sự giao thoa năng lượng hóa học tăng cao từ các lỗ thông hơi thủy nhiệt trên đại dương, và các chất oxy hóa lan truyền xuống từ bề mặt Europa. 
Không giống các đại dương của trái đất, nước được nung nóng từ phía trên của mặt trời, những vùng nước rộng lớn trên Mặt trăng này có thể được hâm nóng từ bên dưới bằng các lỗ thông hơi thủy nhiệt ở đáy biển.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.
Liên quan tới các khối xây dựng sự sống quan trọng trong đại dương này có thể là phản ứng hóa học giữa nước biển và đáy biển hoặc các lỗ thông hơi thủy nhiệt. Nhiệt từ các lỗ thông hơi thủy nhiệt sẽ làm ráo nước, xáo trộn, đẩy các vi khuẩn và chất dinh dưỡng lên trên.
Đồng thời, các hạt năng lượng cao bắn phá các bề mặt băng giá, sẽ tạo ra các hóa chất được gọi là chất oxy hóa, có thể giúp các sinh vật tận dụng các phân tử nhiên liệu, giống như oxy giúp sự sống trên trái đất đốt chất dinh dưỡng tạo năng lượng.
Không những thế, lớp vỏ băng giá có thể cung cấp những chất oxy hóa này vào các đại dương sự sống đang tiềm ẩn bên dưới vỏ Mặt trăng.
Nhà thiên văn học Michael Russell tại Phòng thí nghiệm Động phản lực của NASA ở Pasadena, California và các đồng nghiệp của ông gợi ý rằng nếu một lớp vỏ băng giá và một đại dương ẩn chứa trong một thế giới đông lạnh như Mặt trăng Europa, hai nguồn các khối xây dựng của cuộc sống có thể kết hợp với nhau và có khả năng hỗ trợ tiến hóa sự sống mới.
Xem thêm video: Hình ảnh kỳ thú của Trái Đất chụp từ Mặt Trăng- Nguồn video: Thế Giới Kỳ Diệu.

Sửng sốt khám phá lớp Hydrogen tối trên sao Mộc

(Kiến Thức) - Một quan điểm mới về thứ gọi là Hydrogen tối trên sao Mộc gây nhiều tranh cãi.

Sung sot kham pha lop Hydrogen toi tren sao Moc

Lớp Hydrogen tối trên sao Mộc được phỏng đoán là đang tồn tại dưới bề mặt sao Mộc, mặt trăng IO và Europa. Chúng ta trước giờ đều biết rằng khí Heli và Hydro là 2 loại khí chính tồn tại trong bầu khí quyển sao Mộc. Nguồn ảnh: Dailymail. 

Kỳ bí sự sống sao Hỏa "sao y" nơi khô hạn nhất trái đất

(Kiến Thức) - Sa mạc khô hạn nhất trên trái đất Atacama đã được giới khoa học dùng làm môi trường tương tự sao Hỏa để thử nghiệm các thiết bị dò tìm sự sống.

Space Daily gần đây đưa tin một nhóm nhà nghiên cứu từ NASA và các trường đại học đã có một chuyến thăm sa mạc Atacama (Chile) trong tháng 2 vừa qua. Họ đã dành  10 ngày để kiểm tra các thiết bị sẽ được dùng để tìm kiếm dấu hiệu sự sống ở các thế giới khác.

Các nhà khoa học cho rằng nếu sự sống có thể được tìm thấy ở Atacama, nơi còn hoang sơ sau nhiều thế kỷ chịu đựng nhiệt độ và bức xạ cực điểm từ mặt trời và chỉ có các vi khuẩn mạnh nhất tồn tại thì cũng có thể có sự sống ở những môi trường khắc nghiệt hơn, như sao Hỏa chẳng hạn.

Sửng sốt phát hiện bất ngờ về bề mặt Mặt trăng Europa

(Kiến Thức) - Phát hiện bất ngờ liên quan tới Mặt trăng Europa vừa được công bố, thông tin được đánh giá rất quan trọng cho sứ mệnh bay tới Mặt trăng băng giá, dự kiến sẽ được phóng vào vũ trụ khoảng năm 2020. 

Khi nghiên cứu một vùng địa chất kéo dài từ 350-750km trên Mặt trăng Europa, một nhóm các nhà khoa học khẳng định rằng, có thể là 95% bề mặt khu vực này là xốp, nghĩa là một đầu dò có thể bị chìm nếu nó hạ cánh xuống khu vực này.
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 
Trong phòng thí nghiệm, các thành viên nhóm nghiên cứu đã đo được tính chất phản xạ của các một lớp oxit nhôm, loại vật liệu có tính chất tương tự như cấu trúc đất đai trên Mặt trăng Europa mà họ tin rằng dưới lớp địa chất này đang chứa một đại dương nước lỏng dưới lớp vỏ ướt rất dễ lún chìm.
Xem thêm video: Hình ảnh kỳ thú của Trái Đất chụp từ Mặt Trăng- Nguồn video: Thế Giới Kỳ Diệu.