Cua "Người Tuyết" mù đầy lông lá dưới đáy đại dương

Một loài cua mới lông lá đầy mình như "Người Tuyết" vừa được tìm ra tại vùng khắc nghiệt nhất dưới đáy đại dương.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Southampton vừa phát hiện một loài cua lông lá đầy mình sống rất sâu dưới đáy đại dương.
Chúng có tên khoa học là Kiwa tyleri, thuộc nhóm Kiwaidae và được các nhà nghiên cứu gọi với tên cua "Người Tuyết" mù vì vẻ ngoài lông lá cũng như không hề có mắt.
Cua
 
Khi mới nhìn qua sinh vật kỳ lạ này, trông chúng có vẻ như được bao phủ bởi một lớp lông mềm như các loài nhện. Song thực tế, bộ lông của sinh vật này hoàn toàn là lông cứng.
Chúng có chiều ngang khoảng 4,5 cm, dài 4 cm và đặc biệt hơn, cua cái có kích cỡ gấp rưỡi con đực. Loài cua này sống tập trung thành các quần thể với mật độ rất dày, lên tới trên 700 cá thể trên 1m vuông, thậm chí ở một số nơi còn lên tới 4.017 cá thể trên 1m vuông.
Trên tạp chí PLoS ONE, các chuyên gia mô tả: cua "Người Tuyết" mù sống thành quần thể dày đặc trong các miệng lỗ phun thủy nhiệt East Scotia Ridge.
Cua
 
Môi trường sống này cũng rất khắc nghiệt, khi nước phun ra tại các lỗ thủy nhiệt, nhiệt độ có thể lên tới 380 độ C, rồi sau đó lập tức giảm xuống còn khoảng 25 độ C, xung quanh thì nhiệt độ vùng cực luôn dưới 0 độ C.
Điều kiện khắc nghiệt như vậy khiến cho gần như không có loài sinh vật nào khác sống được ở đây ngoài các loài vi khuẩn. Chính vì vậy cua "Người Tuyết" đã phát triển một khả năng vô cùng thú vị đó là mở “trang trại chăn nuôi” ngay trên cơ thể mình.
Các lông cứng của chúng trở thành chỗ bám lý tưởng cho các loài vi khuẩn, việc quần tụ ở mật độ cao cũng khiến cho việc “thu thập” vi khuẩn trở nên dễ dàng hơn. Ngoài việc tự “chăn nuôi”, cua "Người Tuyết" mù cũng di chuyển lên mặt ống thủy nhiệt để ăn các vi khuẩn phát triển ở đây.
Cua
 East Scotia Ridge - nơi sinh sống của cua "Người Tuyết"
Cua "Người Tuyết" không có mắt nên dành trọn đời mình để sống trong môi trường nước ấm của các lỗ thủy nhiệt. Tuy nhiên ấu trùng của chúng lại không thể phát triển được trong vùng nước này.
Tới mùa sinh sản, các con cái sẽ di chuyển ra khỏi lỗ thủy nhiệt để mang ấu trùng vào vùng biển băng giá xung quanh. Những ấu trùng này theo cách nào đó lại tìm về được với vùng nước ấm khi chúng trưởng thành.

Những côn trùng có “gương mặt” đáng sợ nhất thế giới

Những loài côn trùng này sở hữu hình thù kỳ dị và "gương mặt" đáng sợ đến nỗi ít ai dám chạm vào, thậm chí là nhìn chúng.

Nhung con trung co
Bọ que khổng lồ là một trong những loài côn trùng sở hữu hình thù kỳ dị và "gương" mặt" đáng sợ nhất. Có tên khoa học là Phasmatodea, loài bọ que khổng lồ này là loài côn trùng dài nhất trên thế giới hiện nay được ghi nhận. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng khí hậu ấm áp như Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và Nam Mỹ với hình dáng giống như một cành cây khổng lồ di động nhằm ngụy trang trước kẻ thù. Loài côn trùng này cũng có khả năng tiết ra chất độc để xua đuổi kẻ thù nếu như chúng gặp nguy hiểm. 

Nhung con trung co
Loài gián đào hang khổng lồ. Loài côn trùng này có nguồn gốc ở Australia và mang tên khoa học là Macropanesthia rhinoceros. Có thân hình khá lớn lên tới hơn 7 cm và tuổi thọ tính được lên tới 10 năm. Loài gián này còn đặc biệt bởi chỗ nó chỉ thích sống trong môi trường dưới lòng đất chứ không phải trên mặt đất hay trong nhà như những loài gián thông thường. 

Nhung con trung co
Loài Earwigs Châu Âu. Thuộc bộ Dermaptera và có tên khoa học là Forficula auricularia, ngoài ra người ta còn gọi chúng là bộ sâu tai. Chúng thường sống ở những nơi ẩm ướt và điểm đặc biệt ở loài côn trùng này chính là hai gọng kìm ở phía đuôi của chúng. 

Nhung con trung co
Kiến sư tử (Cúc hoặc Cút). Họ kiến sư tử có tên khoa học là Myrmeleontidae và thuộc bộ Cánh gân (Neuroptera) có tuổi thọ khá ấn tượng lên tới 30 năm. Chúng có thể nâng được những vật có trọng lượng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể và đặc biệt vẫn có thể sống sót sau 24 giờ bị rơi xuống nước. Kiến sư tử phân bố trên khắp địa cầu nhưng phổ biến nhất là ở các vùng đất cát và khô. Một số loài thì sinh sống ở các vùng ôn đới lạnh như loài kiến sư tử Châu Âu, tuy nhiên số lượng không nhiều. 

Nhung con trung co
Treehopper Brazil. Loài côn trùng Treehopper Brazil tên khoa học Bocydium globulare thuộc họ côn trùng Membracidaev phân bố ở nhiều nơi trên thế giới trừ một vài nơi quá lạnh. Sở hữu hình dáng khá kỳ dị giống như một chú ong vò vẽ nhưng loài côn trùng này dường như khá vô hại bởi chúng không tấn công hay có những tuyến độc gây hại cho con người. 

Nhung con trung co
Bọ ngựa gai hoa và bọ ngựa vĩ cầm lang. Bọ ngựa gai hoa và bọ ngựa vĩ cầm lang được tìm thấy chủ yếu ở Nam Phi. Chúng khoác lên trên mình những chiếc mũ bông khá rực rỡ đóng vai trò ngụy trang và hù dọa kẻ thù khi gặp nguy hiểm. Với bọ ngựa vĩ cầm lang hay còn gọi là bọ ngựa hoa hồng, chúng phân bố khá rộng rãi ở Ấn Độ và Sri Lanka với chiều dài thân thể tới 11 cm. Nó cũng được phủ lên mình một thứ giống như bó lá khô được kết lại với nhau và nhìn rất ấn tượng. 

Nhung con trung co
Sâu bướm Puss Moth. Loài sâu bướm Puss Moth (tên khoa học: Cerura vinula) bị thu hút khá nhiều bởi sắc xanh rực rỡ trên thân thể chúng. Tuy nhiên rất may tự nhiên đã ban cho loài sâu này khả năng ngụy trang đặc biệt nhằm hù dọa kẻ thù bằng những hình thái khuôn mặt đáng sợ. Không chỉ vậy, hai chiếc râu ở đuôi còn giúp chúng phun axit formic - một loại axit carbonxylic thường được tìm thấy trong nọc của kiến vào kẻ thù. 

Nhung con trung co
 Bọ cạp bay. Giống như một loài côn trùng lai tạp, loài bọ cạp bay này là sự pha trộn giữa ong bắp cày và bọ cạp. Chúng là một loài côn trùng cổ và được các nhà khoa học cho rằng là tổ tiên của nhiều loại bướm hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Chúng phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới và chỉ con đực mới có phần đuôi phía sau giống của bọ cạp.

Nhung con trung co
 Rết nhà. Loài rết nhà có tên khoa học là Scutigera coleoptrata. Chúng sở hữu tới 30 chân (15 cặp) thường có màu xám vàng và chỉ ăn những loài có hại khác. Xuất phát ban đầu từ vùng Địa Trung Hải và sau này đã lan ra khắp nơi trên thế giới. Một con trưởng thành có thể đạt tới chiều dài 25 mm hoặc 35 mm, tốc độ chạy đạt 0,4 m/s ở trên nhiều địa hình như trần, mặt sàn,...Một chi tiết đặc biệt ở loài rết nhà này là chúng lúc sinh ra chỉ có 4 chân và phải trải qua khá nhiều lần lột xác mới đủ 15 cặp chân.

Nhung con trung co
Dế Weta khổng lồ (Họ Dế vua). Loài côn trùng này thực sự rất lớn với trọng lượng đo được có thể lên tới 71 gram (theo iflscience.com), điều đó có nghĩa là nó lớn gấp 3 lần so với một chú chuột nhỏ thông thường. Loài dế Weta thường được tìm thấy chủ yếu ở New Zealand và ở Nam Phi.

Mê mệt bé cánh cụt Rockhopper sơ sinh cực yêu

(Kiến Thức) - Bé cánh cụt Rockhopper, thành viên chim cánh cụt mới của Viện Hải dương học Shedd khiến người xem mê mẩn nhờ dáng vẻ dễ thương không chịu nổi.

Me met be canh cut Rockhopper so sinh cuc yeu
 Em bé chim cánh cụt Rockhopper này sinh ngày 9/6/2015 tại Viện Hải dương học Shedd (Chicago, Mỹ).

Kinh ngạc xem chó cosplay quy mô nhất thế giới

(Kiến Thức) - Bốn ngày diễn ra Thailand International Dogs Show (Ngày quốc tế chó ở Thái Lan) đã lộ diện nhiều ngôi sao chó cosplay của năm 2015.

Kinh ngac xem cho cosplay quy mo nhat the gioi
 Cuối tuần vừa qua là thời gian diễn ra ngày hội của những chú chó ở Thái Lan, thu hút hàng ngàn chú chó tham dự. Trong những ngày này, những chú chó được chủ cho ăn mặc đẹp, khoác lên mình những bộ cánh không chỉ lộng lẫy mà còn độc đáo nhất, lộ diện nhiều ngôi sao chó cosplay