Cự đà xanh "chạy nhanh hơn chó" khiến con người bấn loạn

(Kiến Thức) - Không thể đánh giá thấp những con cự đà xanh. Chúng có kích thước khoảng hơn một mét, nhưng có thể chạy với tốc độ tương đương với một con chó, rất khó để người bình thường đuổi kịp.

Trong những năm vừa qua, phong trào nuôi thú cưng độc lạ được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, vì là phong trào, rất nhanh đã lắng xuống. Sau khi tung tiền mua những thú cưng độc lạ, quý hiếm, chủ sở hữu chơi chán rồi lại thả về tự nhiên, để mặc những động vật này tự sinh tự diệt.
Trong số đó, có một số loài sinh sôi nảy nở rất mạnh, đe dọa hệ sinh thái của địa phương, cự đà xanh là một ví dụ điển hình nhất.
Theo những người đã tham gia bắt giữ cự đà xanh ở Bình Đông, Đài Loan, không thể đánh giá thấp những con cự đà xanh. Chúng có kích thước khoảng hơn một mét, nhưng có thể chạy với tốc độ tương đương với một con chó, rất khó để người bình thường đuổi kịp.
Hơn nữa, cự đà xanh rất linh hoạt, lại có màu trùng với màu của cây cỏ, hoa lá, rất khó phát hiện.
Trong thời gian gần đây, văn phòng nông nghiệp huyện Bình Đông và thành phố Cao Hùng đã nhận được rất nhiều báo cáo từ người dân, cho biết ngày càng có nhiều cự đà xanh xuất hiện khắp nơi. Cuối cùng, văn phòng phải thành lập biệt đội săn bắt cự đà xanh.
Cu da xanh
 
Để săn được cự đà xanh, các tổ chức chính thức và phi chính phủ đã thử rất nhiều cách. Giáo sư Trần Thiêm Hỉ, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Đông, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu, thiết kế bẫy và phát hiện ra rằng, vì có thể tìm thấy nhiều thức ăn ở nơi hoang dã, cự đà xanh bỏ mồi trong lồng. Phương án đặt bẫy bằng thức ăn thất bại.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu và tình nguyện viên đã dùng đến cách thức thủ công, chế ra dụng cụ đặc biệt, chờ đến ban đêm, khi những con cự đà xanh ngủ để đi săn bắt.

Mời quý vị xem video: Những sự thực khó tin ít ai hay về động vật

Được biết, những con cự đà xanh đã hình thành một quần thể cự đà lớn, dần dần phá hoại hệ sinh thái của địa phương chúng sinh sống. Nếu không bị loại bỏ bớt, cự đà xanh sẽ triệt tiêu hệ sinh thái.
Ngoài việc phá hủy hệ sinh thái, cự đà xanh thường mang vi khuẩn salmonella, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng cũng thích khoan, đục vào các bức xi măng để làm chỗ trú ẩn. Điều này làm hỏng các cơ sở bảo tồn nước. Ở Mỹ, cự đà xanh đã từng đào tường gây sập nhà.
Các quan chức nông nghiệp tại Đài Loan cho biết, số lượng cự đà xanh hiện tại vẫn đang được kiểm soát thế nhưng nếu số lượng chim và chuột ăn trứng cự đà xanh giảm, số lượng cự đà xanh có thể sẽ lại bùng nổ, khó đối phó hơn.

Cận cảnh cự đà khổng lồ bơi như rắn dưới biển

(Kiến Thức) - Thợ lặn Steve Winkworth đã ghi lại cảnh tượng một con cự đà khổng lồ kiếm ăn dưới đáy biển ở ngoài khơi đảo Galapagos.

Can canh cu da khong lo boi nhu ran duoi bien
Mặc dù có bề ngoài nặng nề và chậm chạp, nhưng cự đà khổng lồ có thể bơi lội như rắn dưới nước nhờ chiếc đuôi dài như mái chèo. (Nguồn: Daily Mail)

Màn đấu vật kịch tính của cặp cự đà khổng lồ

(Kiến Thức) - Vì tranh giành địa bàn, cặp cự đà đấu vật không hề kiêng nể, tuy không dồn đối phương vào chỗ chế những cũng gây ra những vết thương nặng.

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo
 Cự đà là một trong những loài bò sát lớn, chính vì thế khi cự đà đấu vật để tranh giành địa bàn săn mồi, chúng thường gây ra những động tĩnh không nhỏ, thu hút sự chú ý.

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-2
 Quá trình cự đà kịch chiến gần giống như loài rồng Komodo, chúng bám lấy nhau, dùng sức để quật ngã đối phương xuống.

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-3
 Tuy nhiên do hai con cự đà có kích thước và trọng lượng tương đương nên không bên nào chiếm được thế thượng phong. 

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-4
Chúng giằng co khá lâu cho đến khi một con cự đà sơ hở để đối thủ quật ngã và cắn vào cổ. 

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-5
 Lúc này con cự đà bị quật ngã và bị cắn đã thấm đòn, nó cố gắng chạy trốn nhưng không thể nhanh hơn được tốc độ của đối thủ đang trên đà thắng thế. 

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-6
 Ngay sau đó, nó tiếp tục bị con cự đà thắng thế vật ngã ngửa, khó lòng đảo ngược kết quả.

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-7
 Cuồi cùng, lấy hết sức con cự đà đang ở thế bất lợi cũng có cơ hội trở mình, nó vật ngã đối thủ một cách ngoạn mục. 

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-8
 Tuy nhiên ngay sau đó, nó bị bắt lại và rơi vào vòng kìm kẹp của con cự đà hung hăng đang vô cùng tức giận vì cú phản đòn.

Man dau vat kich tinh cua cap cu da khong lo-Hinh-9
 Bằng nỗ lực và một chút may mắn, cuối cùng cự đà thua trận cũng thoát thân thành công, bỏ lại con cự đà thắng cuộc nghênh ngang và kiêu hãnh.


Sinh vật nhỏ giúp người “nghiền nát” túi nilon, chống ô nhiễm

(Kiến Thức) - Nhựa, đặc biệt là túi nilon  quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, nhưng là hiểm họa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mất 200 đến 500 năm mới phân hủy, nhưng những con sâu gạo có thể giúp phân hủy chúng dễ dàng.

Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, đặc biệt túi nilon là điều đáng báo động. Túi nilon có mặt hầu như khắp mọi nơi, thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Một túi nilon phải mất 200 đến 500 năm mới phân hủy gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và trở thành một vấn nạn bức xúc đối với xã hội.