Công nghệ scan mới giúp đọc thông tin trên giấy bọc xác ướp Ai Cập

Trước khi được an táng trong quan tài, xác ướp Ai Cập thường được bọc trong một lớp giấy trang trí gọi là papyrus. Bằng công nghệ scan mới, con người đã có thể đọc những thông tin trên đó.

Ý tưởng được khởi xướng từ việc nghiên cứu một xác ướp tại Lâu đài Chiddingstone ở Kent (Anh). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra từ “Irethorru” mà mắt thường vốn không thể thấy. Đây là một cái tên phổ biến vào thời Ai Cập Cổ đại, mang nghĩa: “con mắt của Horus chống lại kẻ thù của ta”.
Công nghệ scan mới giúp đọc được chữ trên lớp giấy bọc ngoài xác ướp Ai Cập. Ảnh: Orhan Cam/Shutterstock
Công nghệ scan mới giúp đọc được chữ trên lớp giấy bọc ngoài xác ướp Ai Cập. Ảnh: Orhan Cam/Shutterstock 
Lớp vỏ bọc xác ướp được tận dụng từ vụn giấy papyrus – vốn dùng làm các xa xỉ phẩm, ghi danh sách mua sắm, hay biên nhận thuế, ... Trả lời BBC News, Giáo sư Adam Gibson cho biết, những mảnh vụn giấy này có niên đại tới 2.000 năm tuổi. Quan trọng hơn cả, chúng chính là kho thông tin lưu trữ tốt nhất về cuộc sống hàng ngày của của người Ai Cập cổ.
Máy scan hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng các chùm tia với những bước sóng khác nhau để quét lớp giấy bọc. Các hạt photon sẽ khiến cho lớp mực sáng lên khi tiếp xúc, tới mức làm cho máy có thể scan được. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể đọc được chữ viết dưới lớp thạch cao và hồ dán mà không phải làm hỏng xác ướp.

Thông tin mới vụ người dùng iPhone Việt Nam khởi kiện hãng Apple

2 luật sư với tư cách người dùng iPhone tại Việt Nam khởi kiện Apple Inc vừa lập website tập hợp người tiêu dùng tham gia vụ kiện, tạm gọi là vụ “Battery Dawn”.

Liên quan đến vụ “Người dùng iPhone Việt Nam khởi kiện Apple ra tòa”, diễn biến mới nhất, 2 nguyên đơn vụ kiện là ông Nguyễn Ngọc Hùng và Trần Mạnh Tùng (thuộc văn phòng luật sư Kết Nối, Q.Long Biên, TP.Hà Nội) đang tiến hành tập hợp người dùng iPhone tại Việt Nam tham gia vụ kiện, mà tạm gọi là vụ kiện “Battery Down”.

Sự thật tranh cãi về xác ướp phụ nữ ở mộ cổ Hà Nội

(Kiến Thức) - Để xác nhận việc cụ bà chôn cất trong mộ cổ có phải là bà chúa trong vùng, nhiều bậc cao niên cho biết: nếu cụ không phải bà chúa thì cũng phải sống trong gia đình quyền quý.

Tưởng chừng việc các nhà khoa học khai quật ngôi mộ cổ, người dân sẽ biết đó là mộ thuộc dòng họ nào. Nhưng sau khi khai quật xong, người dân nơi đây vẫn xôn xao về cụ bà trong quan tài. Bởi trong quan tài không có sổ sách ghi chép cụ tên gì, ở đâu. Vì thế, có một số dòng họ bị thất lạc mộ đã nhận đó là người của gia đình mình. 
Chưa giao thi hài cho dòng họ nào

Chỉ với ảnh selfie, Google sẽ cho biết bạn giống bức hoạ nổi tiếng nào

Đoán tuổi qua ảnh đã là gì, nay người ta còn có thể tìm kiếm phiên bản hội họa của mình chỉ bằng ảnh selfie.

Chụp ảnh selfie để đăng Facebook là một việc đã quá quen thuộc của hội thích sống ảo ngày nay. Để phục vụ cho công cuộc selfie không có điểm dừng này lên một tầm cao mới, Google đã trình làng Google Arts and Culture. Với ứng dụng này người dùng có thể tìm thấy chính mình trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
 
Google Arts & Culture (iOS / Android) là ứng dựng tổng hợp hơn 1000 tác phẩm nghệ thuật từ nhiều bảo tàng trên toàn thế giới. Với việc hỗ trợ thuật toán nhận dạng và trí thông minh nhân tạo, Google Arts & Culture có thể dễ dàng tìm thấy “anh/chị, em song sinh” của bạn trong 1000 tác phẩm nghệ thuật kể trên.