Công dụng tuyệt vời của giấm có thể bạn chưa biết

Giấm không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực mà còn mang lại vô vàn công dụng khác. Giấm có thể giúp bạn làm mịn da, giúp hoa tươi lâu hơn, tẩy sạch các vết bẩn cũ đã khô...

Chúng ta thường chỉ dùng giấm như một gia vị cho món ăn, tuy nhiên, nó còn có công dụng nhiều hơn thế.
Trị gàu
Giấm táo cũng có tác dụng hiệu quả trong việc trị gàu. Bạn hãy làm như sau: hòa 1/4 giấm táo với 1/4 nước, sau đó bôi lên tóc và da đầu, cuốn khăn ủ trong 15 phút rồi mới gội sạch. Nếu không, bạn có thể hòa giấm táo vào nước gội đầu thường dùng.
Làm sạch các thiết bị gia dụng
Bạn có thể dễ dàng làm sạch máy giặt và máy rửa bát bằng 2 ly giấm táo. Chọn chế độ bình thường với máy không, sau 3-4 phút, hãy đổ vào khay xà bông 2 ly giấm táo.
Cong dung tuyet voi cua giam co the ban chua biet
Ảnh minh hoạ/Internet 
Kéo dài tuổi thọ của hoa tươi
Sau 10 ngày, lọ hoa vẫn tươi như ngày đầu tiên.
Trộn 2 thìa giấm táo, 3 thìa đường và một lít nước ấm, sau đó cắm hoa vào dung dịch này, nhờ thế hoa sẽ tươi thêm vài ngày nữa so với cắm vào nước lã thông thường.
Làm sạch các vết bẩn đã khô
Trộn một thìa nước rửa bát, một thìa giấm trắng và 2 cốc nước ấm để đánh bật những vết ố do rượu, cà phê, trà... đã bị khô trên vải, thảm.... Bạn cũng có thể cho hỗn hợp này vào máy rửa bát để làm sạch bát đĩa.
Giúp cửa kính ô tô không bị đóng băng
Rửa cửa kính ô tô bằng hỗn hợp giấm pha nước với tỷ lệ 3: 1 trong mùa đông sẽ tránh được tình trạng cửa kính bị đóng băng.
Thông tắc cống thoát nước
Hỗn hợp soda baking, giấm và nước có thể giúp miệng cống thoát nước khỏi tắc nghẽn. Cách làm: đổ nửa cốc baking soda vào miệng cống, sau đó thêm một ly giấm và cùng một lượng nước đun sôi bằng giấm. Sau 20 phút, xả nước máy vào cống.
Chống nấm mốc hiệu quả
Xịt giấm nguyên chất vào những nơi tường bị nấm mốc, sau đó lấy miếng bọt biển chà xát, rồi để giấm tự bay hơi. Cách tẩy rửa này an toàn hơn nhiều so với bạn dùng hóa chất.
Chống vi khuẩn
Trộn giấm và nước với tỷ lệ 1:1, sau đó đổ vào một chai xịt, dùng như chất làm sạch bình thường. Bạn có thể xịt vào lò vi sóng, thớt... sau đó lấy khăn sạch lau lại.
Làm sạch vòi nước, vòi hoa sen
Có thể rửa vòi nước bằng hỗn hợp nước - giấm theo tỷ lệ 1:1. Cho vòi nước cần làm sạch vào hỗn hợp, đun sôi trong vòng 5-7 phút. Chờ đến khi dung dịch nguội, lau sạch vòi bằng một miếng bọt biển và giấm táo nguyên chất.

Cứu sống bệnh nhân tắc động mạch phổi bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp và rối loạn huyết động (sốc) do tắc động mạch phổi cấp.

Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị, ngày 1/4, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc của bệnh viện đã áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch điều trị thành công cho bà B.T.D (68 tuổi, ở Hà Nội) bị tắc động mạch phổi cấp.
Bác sĩ Tô Hoàng Dương, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc cho biết, bệnh nhân D từng suy hô hấp, suy tim cấp gây tụt huyết áp do tắc động mạch phổi cấp. Đây là một trường hợp cao tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ về tim mạch và chuyển hoá được điều trị tái thông tắc mạch phổi thành công.
Cuu song benh nhan tac dong mach phoi bang ky thuat tieu soi huyet
Hình ảnh động mạch phổi bị tắc do huyết khối.
Chiều 27/3, bà D nhập viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, tụt huyết áp 60/40 mmHg, khó thở nhiều, suy hô hấp, kèm đau tức ngực. Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng cho bệnh nhân thở oxy mask 10 lít/phút, truyền dịch và dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp.
Bác sĩ Dương cho biết, bà D có nhiều bệnh nền như rối loạn nhịp tim và suy thượng thận điều trị thường xuyên bằng thuốc. Gần đây, bệnh nhân hạn chế vận động do đau cột sống thắt lưng, có đau, sưng bắp chân trái - đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh lý huyết khối gây tắc mạch máu.
Bệnh nhân sau đó được hội chẩn đa chuyên khoa gồm: Cấp cứu, Tim mạch, Tim mạch can thiệp, Chẩn đoán hình ảnh, Dược lâm sàng và khẩn trương được tiến hành siêu âm tim, siêu âm mạch chi dưới, chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi và các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Kết quả, bệnh nhân được chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp có biến chứng suy hô hấp và rối loạn về huyết động.
Ngay sau khi có chẩn đoán, bệnh nhân đã nhanh chóng được chỉ định điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch liều thấp 0.6 mg/kg trong vòng 15 phút, sau đó điều trị thuốc chống đông Heparin truyền tĩnh mạch liên tục. May mắn, sau 1 giờ truyền thuốc, bệnh nhân đỡ mệt, bớt khó thở, tình trạng hô hấp và huyết áp cải thiện. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, chuyển thở oxy kính mũi 3 lít/phút, đã dừng được thuốc nâng huyết áp, ăn uống được và chuyển sang điều trị thuốc chống đông đường uống (NOACs), các kết quả siêu âm tim sau điều trị đã cải thiện tốt.
Bác sĩ Tô Hoàng Dương khuyến cáo, tắc động mạch phổi cấp là bệnh lý khá thường gặp hiện nay, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ như: bất động tại giường, đột quỵ, phẫu thuật thay khớp háng, gãy cổ xương đùi và các bệnh lý mạn tính về hô hấp, tim mạch khác.
“Tiêu sợi huyết là biện pháp hiệu quả và an toàn trong việc điều trị tắc động mạch phổi cấp đối với các trường hợp diễn biến nặng, suy hô hấp và tuần hoàn đặc biệt là trên đối tượng bệnh nhân người cao tuổi”, bác sĩ Dương chia sẻ.

Theo Ths.Bs Lê Thế Anh – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, tắc động mạch phổi là bệnh lý cấp tính được xem như là “kẻ giết người thầm lặng”, khởi phát đột ngột, diễn biến phức tạp khó đoán, nguy cơ tử vong cao, đặc biệt thường lẫn trong bệnh cảnh của nhiều bệnh lý khác đi kèm nên đòi hỏi bác sĩ lâm sàng phải có kinh nghiệm, phải nghĩ đến thì mới có thể đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.

Tắc động mạch phổi do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới di chuyển đến phổi. Phương pháp tiêu sợi huyết là một kỹ thuật điều trị triệt để và tối ưu không chỉ với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp mà còn cả bệnh nhân tắc động mạch phổi, làm tan cục máu đông gây tắc mạch mà không cần phẫu thuật hay can thiệp, người bệnh sau điều trị hồi phục nhanh, giảm nguy tử vong. Đây cũng là phương pháp được ứng dụng phổ biến và thành công trong điều trị tắc động mạch phổi cấp trên thế giới và một số bệnh viện tuyến trung ương tại Việt Nam.

“Tuy nhiên để có thể thực hiện phương pháp này người bệnh cần được chẩn đoán sớm bằng trang thiết bị máy móc hiện đại với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng tốt và sử dụng thuốc theo phác đồ nhưng phải cá thể hoá người bệnh”, Ths. Bs. Lê Thế Anh chia sẻ thêm.

6 mẹo đơn giản để loại bỏ vết mồ hôi trên quần áo

Vết ố bẩn do mồ hôi gây ra những phiền toái vì chúng để lại dấu vết trên quần áo. Sử dụng những mẹo dưới đây sẽ giúp quần áo của bạn trông như mới.

Amoniac lỏng

Liệu pháp tế bào gốc tạo hy vọng điều trị cho trẻ tự kỷ

Tại Nhật Bản, liệu pháp tế bào gốc đang được quan tâm như một phương pháp tiên tiến hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ.

Theo VTV, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp rất mới, áp dụng tiến bộ của y học tái tạo, tế bào gốc, mở ra hướng điều trị cho trẻ tự kỷ.
Chị Fumi là mẹ của bé trai hơn 2 tuổi bị mắc chứng tự kỷ. Cậu bé có các biểu hiện như tự làm đau bản thân, thường xuyên cắn người khác và vẫy tay ngược. Việc học tại trường giáo dục đặc biệt và áp dụng nhiều phương pháp đã không cải thiện nhiều tình trạng của cậu bé, trước khi gia đình chị Fumi quyết định tham gia vào chương trình thực nghiệm của Tiến sĩ Takahiro.
Chị Fumi chia sẻ: "Tôi nhận thấy con đã không còn hành vi tự làm tổn thương bản thân trong giai đoạn ngay sau trị liệu. Ngoài ra, những hành vi như cắn người cũng không còn nữa, có thể nói là hết hoàn toàn. Một điểm thay đổi khác là trước đây bé rất ghét đội mũ khi đi dạo cùng lớp ở nhà trẻ, nhưng chỉ trong vòng một tuần sau khi điều trị, bé đã có thể đội mũ".
Lieu phap te bao goc tao hy vong dieu tri cho tre tu ky
Sự yêu thương, quan tâm và kiên trì của gia đình giúp chứng tự kỷ ở trẻ được cải thiện. (Ảnh: Bệnh viện Nhi T.Ư)
Tại Nhật Bản và cũng như các nước tiên tiến trên thế giới, việc áp dụng y học tái tạo, tế bào gốc dành cho trẻ tự kỷ vẫn là một khái niệm tương đối mới. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tách tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc tạo máu từ chính tủy xương của trẻ tự kỷ và tiêm tĩnh mạch trở lại cơ thể trẻ, giúp tái tạo, phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương. Phương pháp này mở ra triển vọng đối với trẻ tự kỷ mà nguyên nhân do bệnh lý như tổn thương não, thần kinh. 
Tiến sĩ, bác sĩ Takahiro Honda - thuộc Viện nghiên cứu và điều trị cấy tế bào gốc Tokyo - cho biết: "Việc xác định được những trường hợp nào phù hợp hoặc không phù hợp với phương pháp này là thách thức do liên quan mật thiết đến nguyên nhân gây ra tự kỷ. Hiện tại, nguyên nhân gây ra tự kỷ vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Nếu trong tương lai, các nguyên nhân này được làm rõ, triển vọng sẽ tốt hơn".
Điều tra của cả các cơ quan nhà nước và tư nhân tại Nhật Bản đều cho thấy tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ (hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ) đang có xu hướng tăng. Theo điều tra của Bộ Y tế Nhật Bản, tỷ lệ mắc tự kỷ khoảng 1%, trong khi điều tra của các viện nghiên cứu là khoảng 2 - 3%.
Các nhà khoa học Nhật Bản đang áp dụng phương pháp này với khoảng 500 trẻ bị tự kỷ với kết quả rất khả quan, mở ra hy vọng điều trị từ gốc. 
Liên quan đến vấn đề này, báo Sức khoẻ và Đời sống cũng đã thông tin, tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về rối loạn phổ tự kỷ công bố vào tháng 3/2022, tỷ lệ trẻ em mắc chứng bệnh này là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.
Hiện nay, thế giới chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho trẻ em mắc tự kỷ, song việc phát hiện sớm, can thiệp sớm và đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý của trẻ, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong nỗ lực tiên phong nhằm tìm ra liệu pháp mới để điều trị tự kỷ, Viện Nghiên cứu tế bào gốc Tokyo (Tokyo Stemcell Research Institute – TSRI) đã mang đến hy vọng cải thiện hiệu quả cho những trẻ em mắc bệnh tự kỷ bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc.