Công bố chuyện bất ngờ về virus không gian

(Kiến Thức) - Khi xem xét toàn bộ chu trình nhân bản của virus không gian của NASA, các chuyên gia phát hiện một hệ thống hóa học tự cung tự cấp có khả năng tiến hóa virus theo thuyết Darwin.

Trong một bài thảo luận khoa học tổng quan gần đây, được xuất bản trực tuyến trên tạp chí Astrobiology, một nhóm ba nhà khoa học từ Mỹ và Nhật Bản cho biết virus không gian có thể lây lan qua không gian liên hành tinh.
Các nhà nghiên cứu muốn thuyết phục các nhà nghiên cứu sinh học vũ trụ dành nhiều thời gian tìm kiếm chuyên sâu cơ chế phân tử virus kỳ lạ này.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.
Virion - dạng mà một virus lấy các vật liệu di truyền đóng gói trong vỏ protein vật chủ. Một số virus cũng có một lớp lipid bên ngoài hay gọi nôm na là chúng lấy vật chủ để tạo thành một bào tử lây lan.
Tuy nhiên, phát hiện này đặt ra câu hỏi liệu điều này có phải là một kỹ thuật sinh tồn mới của virus trong không gian.
Xem thêm video: Nữ tiếp viên quay được cận cảnh “người ngoài hành tinh” bay trên bầu trời- Nguồn video: Clip hay tổng hợp.
Khi xem xét toàn bộ chu trình nhân bản của virus không gian của NASA, các chuyên gia phát hiện ra một hệ thống hóa học tự cung tự cấp có khả năng tiến hóa virus theo thuyết Darwin vậy nên có thể nhờ cơ chế này mà virus có thể lây lan qua không gian liên hành tinh.

Kinh hoàng sâu bướm nhiễm virus xác sống phát nổ như phim kinh dị

(Kiến Thức) - Nhiễm phải virus xác sống, sâu bướm British phát nổ hệt như trong phim kinh dị. 

Mới đây, Tiến sĩ Chris Miller, quản lý của Quỹ Động vật Hoang dã ở Lancashire, Manchester và North Merseyside, đã tiến hành khảo sát những loài bướm ở khu vực Winmarleigh Moss và phát hiện một con sâu bướm bị nhiễm virus Baculoviridae hay còn gọi là virus xác sống.
Kinh hoang sau buom nhiem virus xac song phat no nhu phim kinh di
 

Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.

Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“
 
Thời kỳ vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này sinh sống thuộc vào kỷ Aeon Archae. Lúc này, Trái đất chưa có tầng ozon bao phủ, tia bức xạ Mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất với sức công phá khắc nghiệt hơn so với thời bây giờ.

Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-2
 

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-3
 
Qua khảo sát, đo đạc hóa thạch cùng với biểu đồ photomicrographs và bản đồ nhiệt Raman. Kết quả cho thấy hóa thạch vi khuẩn độc đáo này có dạng hình que, cấu trúc cơ thể hình thảm lượn.

Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.

Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.