Con gái 10 tuổi đã mắc ung thư ruột vì kiểu ăn sáng này

Nếu cha mẹ không chú ý đến thói quen ăn uống của con cái, thì chính con bạn cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh ung thư.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) cho thấy những người không ăn sáng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 87% và nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,5 lần người có ăn sáng. Tuy nhiên ăn sáng như thế nào là phù hợp với những đối tượng dễ tổn thương như trẻ nhỏ là điều không phải ai cũng biết.
Tờ Nanmuxuan (Trung Quốc) vào tháng 7/2020 từng đăng tải câu chuyện của một cô bé tên là Xiaohong, mới 10 tuổi đã bị chẩn đoán ung thư do kiểu ăn sáng sai lầm.
Được biết, Xiaohong sinh ra trong một gia đình có bố lẫn mẹ đều bận rộn, bản thân họ còn không có thời gian ăn uống, huống chi là nấu ăn cho con. Mỗi sáng, bố mẹ cô bé đều cho tiền để bé có thể tùy ý lựa chọn đồ ăn cho mình.
Con gai 10 tuoi da mac ung thu ruot vi kieu an sang nay
 Khi bạn sử dụng đa dạng thực phẩm sẽ khuyến khích trẻ ăn, làm tăng sự thèm ăn của trẻ.
Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy trong một thời gian dài. Một ngày tháng 7, mẹ của Xiaohong vừa đi làm về đã hốt hoảng khi thấy con gái nằm ôm bụng lăn lộn dưới sàn nhà. Bà ngay lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra và hốt hoảng khi con bị chẩn đoán mắc ung thư ruột.
Bác sĩ đã có thời gian trò chuyện cùng Xiaohong và phát hiện ra rằng mỗi ngày cô bé đều ăn sáng bằng các thực phẩm vỉa hè như xúc xích, đồ chiên rán... Thậm chí có những ngày cô bé còn ăn thức ăn thừa qua đêm. Bác sĩ đánh giá, trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, việc ăn những thực phẩm này lâu dài sẽ gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa của trẻ và cuối cùng hình thành ung thư ruột.
Những năm gần đây, bệnh ung thư ruột ngày càng trẻ hóa do trẻ em có chế độ ăn kém khoa học. Bác sĩ cảnh báo: Nếu cha mẹ không chú ý đến thói quen ăn uống của con cái, thì trường hợp như Xiaohong có thể sẽ xảy ra ngay trong nhà bạn.
3 kiểu ăn sáng tai hại mà bố mẹ không nên cho trẻ ăn
1. Trứng lòng đào
Trứng luộc là lựa chọn của nhiều phụ huynh dành cho con nhỏ bởi đây là thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng. Trứng giàu protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, giúp bảo vệ mắt... chúng chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để trẻ khởi động ngày mới với tinh thần và thể lực tốt nhất.
Tuy nhiên, trứng luộc lòng đào lại không được khuyến khích dành cho trẻ em hoặc người cao tuổi có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Theo QQ, luộc trứng trong một thời gian ngắn không thể bảo đảm có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, tiềm ẩn rủi ro liên quan đến hệ tiêu hóa non nớt của bé, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Trứng lòng đào chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh có hệ tiêu hóa làm việc tốt, vì vậy nếu cho con ăn sáng bằng trứng luộc, phụ huynh nên đảm bảo trứng được luộc chín.
2. Đồ ăn thừa của tối hôm trước
Nhiều phụ huynh thường hâm nóng các món từ đêm hôm trước để sử dụng vào bữa sáng hôm sau. Tuy nhiên, thực phẩm thừa qua đêm có thể sản xuất nitrite khi chúng đi vào cơ thể, kết hợp với hemoglobin có thể tạo thành nitrosamine - một chất gây ung thư. Đồng thời, trong quá trình tích trữ thức ăn, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm đường tiêu hóa hoặc là khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Giống như cô bé Xiaohong, nhiều trẻ em cũng rất thích ăn sáng ở những xe đẩy vỉa hè với các món như gà rán, thịt chiên xù, bánh rán... Những món ăn này tuy có hương vị thơm ngon nhưng lại chứa rất ít dinh dưỡng, trong khi đó hàm lượng chất béo lại cao vọt, khiến trẻ thừa cân, béo phì. Nguy hiểm hơn, các món rán thường được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao, quá trình này gây phá hủy các chất dinh dưỡng trong cơ thể, thậm chí còn tạo ra axit béo trans, acrylamide, benzopyrene - đều là những chất gây ung thư.
Vậy bữa sáng tốt cho trẻ cần đảm bảo điều gì?
Bữa sáng cho trẻ nên diễn ra vào lúc 7-8 giờ sáng, cách thời gian ngủ dậy 30 phút. Theo Viện dinh dưỡng, hãy chuẩn bị bữa ăn sáng lành mạnh cho con bằng cách sử dụng nhiều thực phẩm khác nhau thuộc 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo và chất xơ). Ngoài ra, khi bạn sử dụng đa dạng thực phẩm sẽ khuyến khích trẻ ăn, làm tăng sự thèm ăn của trẻ và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Cuối cùng và quan trọng nhất: Đừng quên rằng cha mẹ sẽ luôn là tấm gương tốt cho con trẻ. Vì thế, nếu cả gia đình cùng ngồi vào bàn ăn sáng thì trẻ chắc chắn không thể bỏ bữa sáng được.

Cà tím tưởng lành nhưng không biết ăn cũng dễ gây ngộ độc

4 sai lầm khi ăn cà tím dễ gây hại tim gan của bạn, rối loạn tiêu hóa, cần tránh xa bảo vệ sức khỏe của mình.

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc

Trong thành phần dinh dương của cà tím có chất solanine, có tác dụng kháng oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Khi bạn ăn nhiều cà tím những chất này có tác dụng kích thích khá mạnh đối với đường ruột và có hiệu ứng gây mê đối với các trung tâm hô hấp dễ gây ra ngộ độc buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

6 thói quen tưởng vô hại là “sát thủ” gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày hiện nay là căn bệnh phổ biến có thể đến với bất kỳ ai, những thói quen ăn uống và nấu nướng hàng ngày bạn mắc phải nếu không sửa sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày cao.

Thói quen ăn uống quá nhanh
6 thoi quen tuong vo hai la “sat thu” gay ung thu da day
Ảnh minh họa. 

Rơi nước mắt trước nghị lực của nữ điều dưỡng mắc 6 bệnh ung thư

Mắc 2 bệnh ung thư giai đoạn cuối, 4 ung thư khác do di căn, Thủy vẫn rất kiên cường, lạc quan. Sự “gan lỳ” của người phụ nữ trẻ trước sóng gió cuộc đời khiến mọi người đều kinh ngạc.

Tháng 6/2018, một lần trong ca trực, nữ điều dưỡng Hoàng Thanh Thủy (sinh năm 1981, công tác tại Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) thấy mệt mỏi, sốt cao kèm khó thở.

Sáng hôm sau, cô xuống chụp X-quang, phát hiện có khối u phổi hơn 3cm. Tiếp tục chụp cắt lớp PET/CT, cô được kết luận mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, khối u đã di căn sang hạch trung thất. Làm trong ngành y, Thủy tất nhiên hiểu mức độ nguy hiểm của bệnh.