Con đi xuất gia mẹ nhé...

Dù con là người ở tại gia hay xuất gia thì con vẫn là con của mẹ cơ mà. Con có mất đi đâu phải không mẹ.

Kính gửi mẹ!
Con là đứa con gái út trong gia đình và cũng là đứa con được đón nhận tình yêu thương, sự lo lắng của mẹ dành cho nhiều nhất. Mặc dù mẹ không bao giờ thể hiện nhưng con hiểu rõ lắm mẹ ơi.
Thương mẹ, con đã cố gắng thật nhiều trong học tập, công việc và ngay cả sinh hoạt cuộc sống... khi con sống xa nhà, xa mẹ.
Con luôn tìm cách để đạt những gì thành công nhất như những gì mẹ mong muốn. Con biết đây là những gì con có thể làm để cho mẹ không phải ái ngại với hàng xóm láng giềng phải không mẹ?
Con đi xuất gia mẹ nhé.
  Con đi xuất gia mẹ nhé.
Nhưng có một việc mà con đang làm mẹ buồn và lo lắng khôn xiết. Đó là việc khi nào con mới lấy chồng. Mỗi lần con gọi điện cho mẹ hay về quê thăm gia đình, con luôn phải tránh né điều này. Cứ khi con nói chuyện với mẹ được một lát, mẹ lại “hát” cho con nghe “bài ca lấy chồng”. Thực sự, lúc đó con cũng buồn lắm mẹ ạ. Vì để mẹ buồn, mẹ lo cho tương lai của con.
Song mẹ ơi, mẹ có biết con cũng đang khổ tâm như thế nào không? Mẹ có biết, khi con biết đến đạo Phật là lúc con đã tâm nguyện đi xuất gia không ạ? Con đã thầm nhận diện đây là con đường rất phù hợp và phải cố gắng đi theo hơn là con đường xuất giá. Do vậy, con đã quyết định theo tâm nguyện ấy.
Nhiều lần con muốn bước trên con đường đạo nhưng con lại nghĩ về mẹ. Về những gì mẹ đang mong muốn ở con nên vẫn đang chần chừ vì không muốn mẹ phải buồn về con.
Vì lẽ đó mà trong lòng con khổ tâm lắm, phiền não lắm, mẹ có biết hay chăng? Vâng, mẹ làm sao mà biết được chứ vì con đã bao giờ thể hiện những điều này cho mẹ biết đâu. Mẹ vẫn luôn nghĩ rằng: con đang làm công việc liên quan đến Phật giáo nên hay phải đến chùa. Mẹ chỉ biết vậy thôi, chứ chưa hề biết tâm nguyện của con.
Con biết nếu bây giờ con nói rằng: “con sẽ đi tu” thì chắc mẹ buồn về con vô cùng phải không ạ? Nhưng có lẽ nào mẹ lại muốn con phải sống “bồng bềnh” giữa ngã ba đường đời như thế này hay sao? Con đã mệt mỏi khi phải gồng mình lên bởi những cố gắng để vượt qua những phiền não đó rồi mẹ ơi.
Con biết mẹ thương con nên mẹ mới mong thấy con cái lập gia thất, có con cái... như bao gia đình khác. Thế nhưng con lớn rồi, đã đủ chín chắn để nhận diện được con đường đi cho mình rồi mẹ ạ.
Vì vậy, con mong mẹ hãy hiểu và chấp nhận sự lựa chọn của con, mẹ nhé. Dù con là người ở tại gia hay xuất gia thì con vẫn là con của mẹ cơ mà. Con có mất đi đâu phải không mẹ.
Mẹ hãy an tâm mẹ nhé!.. Đừng lo lắng điều gì khác mà hãy mỉm cười và hạnh phúc khi con đã có được con đường đi mà đó là con đường đẹp nữa chứ.
Con yêu và thương Mẹ nhiều!
Con của Mẹ

Con cái chưa xong bề gia thất, xuất gia có lỗi không?

Hỏi: Kính bạch thầy, người bạn đời của con đã mất, các con của con chưa lập gia đình mà con đi xuất gia, như vậy con có thiếu bổn phận của một người mẹ đối với con của con không? Con có ích kỷ chỉ lo cho bản thân mình không? Kính mong thầy giảng giải nỗi thắc mắc cho con.

Gặp lại ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn“

Đã trên 30 năm nhưng tình cờ gặp ni sư Huyền Trang dạo cảnh, lạy Phật trong chùa, nhiều người vẫn nhận ra bà.

Phim Biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân công chiếu vào những năm 1980 được khán giả náo nức xem. Vì thời điểm ấy có ti vi trắng đen là cả gia tài nên nơi nào mở thì cả xóm bâu lại xem. Theo trí nhớ của nhiều người, vào những ngày tết của những năm 1983 - 1986, lũ trẻ không đi chơi do ghiền phim Biệt động Sài Gòn được phát sóng liên tục trong 7 ngày tết. Lúc đó, khán giả rất ấn tượng với nhân vật ni cô Huyền Trang do Thanh Loan diễn. Một phần do Thanh Loan quá đẹp, một phần do ni cô làm biệt động thật phi thường. Phim gồm 4 tập và ở tập kết Trả lại tên cho em khán giả tiếc ngẩn ngơ vì ni cô Huyền Trang đã hy sinh trong trận đánh.