Cơn bão mới sắp vào biển Đông

(Kiến Thức) - Sáng nay (17/7), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Cimaron.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7h sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đến 7h ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc biển Đông, cách bờ biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 270km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đến 7h ngày 19/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.

Công ty xi đánh giầy cũng được cấp phép khai khoáng?!

(Kiến Thức) - "Tình trạng chảy máu khoáng sản, khai thác nhốn nháo, buôn lậu hoành hành, cấp phép tràn lan... là thực tế tồn tại khá lâu trong ngành khai khoáng ở Việt Nam", ông Đoàn Văn Kiển, Hội KH&CN Mỏ Việt Nam chia sẻ với phóng viên.

Kém thế là bình thường

Tại Hội nghị toàn cầu về "Sáng kiến minh bạch hoá ngành công nghiệp khai khoáng" lần thứ  6, Báo cáo đánh giá Chỉ số quản trị tài nguyên cho thấy, Việt Nam có chỉ số thấp nhất trong nhóm các quốc gia yếu kém về năng lực quản trị: Đứng thứ 43 - vị trí cuối cùng trong nhóm các quốc gia yếu kém. Ông thấy điều này có bất thường không?

Sự thật vụ nguyên thiếu tá CSGT hãm hiếp doanh nhân

TAND tỉnh Quảng Ninh vừa tuyên phạt Ngô Tuấn Dũng (SN 1974), nguyên thiếu tá công an công tác tại Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương về tội hiếp dâm nữ doanh nhân Vũ Thị Kim Luyến (SN 1980, giám đốc một doanh nghiệp ở Hải Dương) 2 năm tù.