Có thể thờ Bồ-tát Địa Tạng chung với các vị Phật khác

Học theo hạnh Ngài, phát huy khả năng dung chứa, an nhẫn tất cả buồn vui, thuận nghịch ở đời.

HỎI: Cả nhà tôi theo đạo Phật, lúc ba mẹ còn sinh tiền, ở nhà thờ Phật Thích Ca và Bồ-tát Quán Thế Âm. Nay ba mẹ tôi đều qua đời, chị tôi lại thờ thêm Bồ-tát Địa Tạng chung bàn với Phật Thích Ca (ở giữa) và Bồ-tát Quán Thế Âm. Có điều, tôi nghe nói là không nên thờ Bồ-tát Địa Tạng ở trong nhà, vì Ngài chỉ hộ trì cho người âm nên không tốt cho những người trong gia đình. Xin hỏi: Thờ Bồ-tát Địa Tạng chung với Phật Thích Ca được không? Thờ Bồ-tát Địa Tạng ở trong nhà có nên hay không? Gia đình có bị trở ngại gì không? Mong quý Báo giải thích để gia đình chị em chúng tôi không còn bất hòa và cãi nhau về thờ tự nữa.
(PHÁP THIỆN, kediep@gmail.com)
Người Phật tử nếu hữu duyên với Bồ-tát Địa Tạng thì nên phát tâm phụng thờ và nguyện học theo công hạnh của Ngài.
 Người Phật tử nếu hữu duyên với Bồ-tát Địa Tạng thì nên phát tâm phụng thờ và nguyện học theo công hạnh của Ngài.
ĐÁP:
Bạn Pháp Thiện thân mến!
Những ai đã từng đọc tụng kinh Địa Tạng thì đều biết công hạnh của Ngài, ngoài hạnh nguyện cứu độ chúng sanh trong địa ngục, Bồ-tát Địa Tạng còn biểu tượng cho bản tâm thanh tịnh (tâm địa) với các đặc tính vững chắc, sâu dày, chứa đựng và ôm ấp tất cả (Địa ngôn kiên hậu quảng hàm tàng).
Học theo công hạnh của Bồ-tát Địa Tạng là phát huy khả năng dung chứa, an nhẫn, tiếp nhận và chuyển hóa tất cả buồn vui, thuận nghịch ở đời thành tốt đẹp, như đất mẹ luôn mở lòng dung nạp tất cả hoa và rác rồi chuyển hóa thành dưỡng chất nuôi cây cỏ xanh tươi.
Do đó, quan niệm “không nên thờ Bồ-tát Địa Tạng ở trong nhà, vì Ngài chỉ hộ trì cho người âm nên không tốt cho những người trong gia đình” là hoàn toàn thiếu cơ sở, không đúng như Chánh pháp.
Người Phật tử nếu hữu duyên với Bồ-tát Địa Tạng thì nên phát tâm phụng thờ và nguyện học theo công hạnh của Ngài. Tại tư gia, việc thờ chung Bồ-tát Địa Tạng với Phật Thích Ca cùng Bồ-tát Quán Thế Âm là điều bình thường, không hề có cấm kỵ hay bất cứ trở ngại nào cả.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Hương giới hạnh

Không chỉ một mình hương giới mà cả hương văn, hương thí cũng tỏa ngát mười phương, tối thắng, tối thượng, các loại hương thế gian không thể bì kịp.

Trong sự nghiệp tu học theo giáo pháp của Thế Tôn, dù có vô lượng căn cơ và pháp môn sai khác nhưng tựu trung vẫn không ngoài mục tiêu căn bản là thành tựu giới-định-tuệ. Có thể nói, tu tập theo Phật pháp mà thiếu vắng ba môn vô lậu này thì chắc chắn hành giả đã chệch hướng Chánh pháp, dù cho họ có nhân danh bất cứ pháp môn hay dòng truyền thừa nào.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Bồ-tát Địa Tạng

Theo kinh Địa Tạng, Bồ-tát Địa Tạng có nhiều hóa thân, nhưng phổ biến nhất là dựa vào hóa thân của Ngài làm Thánh tăng Kim Kiều Giác.

HỎI: Tôi thấy các vị Bồ-tát như Văn Thù, Quán Thế Âm… đều để tóc, mặc y phục giống như thế gian. Vì sao chỉ có ngài Bồ-tát Địa Tạng cạo tóc, mặc cà-sa?

Nhận diện về yêu thương

Không phải ai đến với nhau, sống cùng nhau cũng yêu thương nhau và không phải ai yêu thương nhau cũng có thể sống cùng nhau dưới một mái nhà...

1. Hôm kia, và đâu đó, lâu lâu tôi lại đọc được một dòng triết lý về tình yêu thế này: những người yêu nhau thì sẽ tìm thấy nhau, hay sẽ lại tìm thấy nhau, tìm về bên nhau.