![]() |
Doanh thu không khả quan cùng với các khoản thu, khoản vay chưa được giải quyết khiến cổ phiếu VNE bị đưa vào diện cảnh báo |
![]() |
![]() |
Doanh thu không khả quan cùng với các khoản thu, khoản vay chưa được giải quyết khiến cổ phiếu VNE bị đưa vào diện cảnh báo |
![]() |
Cụ thể, trong báo cáo, PSH giải thích rằng trong các phiên giao dịch gần đây, diễn biến cổ phiếu của Công ty giảm sàn liên tiếp là do cổ phiếu bị bán giải chấp. Do tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch cổ phiếu PSH trên thị trường chứng khoán.
Trong những phiên giao dịch trước, giá cổ phiếu PSH ghi nhận chuỗi lao dốc trong thời gian từ 4/4 - 16/4, rớt giá tổng cộng 7/9 phiên. Sau 5 phiên liên tiếp giảm sản từ ngày 10 - 16/04, cổ phiếu PSH mất 44% giá trị còn 4.400 đồng/CP kết phiên 16/4.
Tuy nhiên, trong phiên sáng ngày 17/4, giá cổ phiếu PSH bất ngờ "bật trần", thị giá 4.690 đồng/CP, tăng 6.83%. Phiên giao dịch này có gần 20 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, thanh khoản lên đến gần 19.9 triệu cổ phiếu.
![]() |
Giá cổ phiếu PSH bất ngờ tăng bật trong bối cảnh giảm sàn liên tiếp trước đó |
Trước đó, ông Mai Văn Huy, Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đã bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu PSH qua hình thức khớp lệnh từ ngày 10 đến 12/4/2024. Đây là giao dịch bán giải chấp do công ty chứng khoán thực hiện.
Vào ngày 8/4, ông Huy cũng đã bị bán giải chấp 1,6 triệu cổ phiếu PSH. Tổng cộng, trong vòng một tuần, ông Huy đã bị bán giải chấp tổng cộng gần 4 triệu cổ phiếu PSH. Sau giao dịch, ông Huy vẫn còn nắm giữ hơn 75,3 triệu cổ phiếu PSH, tương đương tỷ lệ sở hữu 59,69% vốn điều lệ, và là cổ đông lớn nhất của công ty.
![]() |
"Ông lớn" ngành dầu khí đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính |
![]() |
Kết quả kinh doanh của phần lớn các CTCK đều có dấu hiệu khởi sắc trong 3 tháng đầu năm 2024 |
Đến nay, đã có 14 công ty chứng khoán (CTCK) công bố Báo cáo tài chính (BCTC) Q1/2024. Bên cạnh số ít có kết quả kinh doanh sụt giảm, phần nhiều công ty đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Điển hình là Chứng khoán VIX (VIX) với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 1.597% so với cùng kỳ năm trước, lên tới 202 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động trong quý tăng 33% lên 361 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi tài sàn FVTPL (204 tỷ đồng), lãi cho vay và phải thu (hơn 115 tỷ đồng).
Chứng khoán MB (MBS) và Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng có kết quả khả quan với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lần lượt là 51% và 92%. Doanh thu hoạt động của MBS tăng 101% lên gần 674 tỷ đồng, trong khi Yuanta Việt Nam đạt 148 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.
Tương tự, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cũng ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hoạt động mạnh 82% so với cùng kỳ, đạt 1.694 tỷ đồng. Lãi cho vay và phải thu, lãi từ tài sản FVTPL cũng lần lượt tăng gấp 2,1 lần và 3,1 lần, giúp TCBS ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.160 tỷ đồng, tăng 159% so với quý I/2023.
Một số CTCK khác như DSC, NHSV, DVSC cũng báo lãi quý I/2024, tuy nhiên mức tăng trưởng có sự phân hóa. DSC bứt tốc với doanh thu hoạt động quý I/2024 tăng gấp đôi cùng kỳ, lãi trước thuế tăng 429%. Ngược lại, NHSV và DVSC báo lãi trước thuế giảm so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, cũng có một số CTCK ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 không mấy khả quan như Chứng khoán Asean. Doanh thu hoạt động của Asean sụt giảm 53% so với cùng kỳ, lãi trước thuế giảm 28%.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong quý I/2024, đặc biệt là đối với các CTCK. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý theo dõi sát sao tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.